Dịch COVID-19: Nhiều nước cũng đóng cửa trường học

Nhiều nước với nền y học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đóng cửa hàng loạt trường học do lo ngại virus COVID-19 lây lan. Trong khi đó, Singapore cho rằng việc đóng cửa không hiệu quả và không cần thiết.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tờ South China Morning Post dẫn số liệu từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (TQ) cho biết tính đến 8 giờ tối 21-2, tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (tên chính thức COVID-19) là 2.250 và tổng số ca nhiễm là 76.793. Có 18.631 ca được chữa khỏi.

Trong khi đó, số ca tử vong ngoài đại lục đã lên đến 14 trường hợp (ba ca ở Nhật Bản, hai ca ở Hàn Quốc, hai ca ở đặc khu Hong Kong, một ca ở Đài Loan, bốn ca ở Iran, một ca ở Pháp và một ca ở Philippines).

Hiện nhiều nước đã chọn phương án nghỉ học để bảo vệ an toàn sức khỏe cho học sinh, tránh hình thành ổ dịch trong trường học. Dù vậy một số nước vẫn tin tưởng vào khả năng phòng, chống dịch và triển khai công tác giảng dạy bình thường.

Nhiều nước cho học sinh nghỉ học

Đài NHK (Nhật Bản) ngày 21-2 đưa tin Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa soạn thảo văn bản hướng dẫn việc đóng cửa các trường học, viện dưỡng lão và các cơ sở dành cho người khuyết tật trong trường hợp dịch virus COVID-19 lan rộng. Cụ thể, văn bản nêu rõ trường công lập và tư thục không được để học sinh lây nhiễm đi học lại cho đến khi được xác nhận âm tính. MHLW cũng trao quyền cho chính quyền các tỉnh đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các trường học nếu tình thế bắt buộc.

Trong khi đó, trường mẫu giáo và viện dưỡng lão phải yêu cầu nhân viên hoặc khách đã lây nhiễm virus không được tiếp cận các cơ sở này. Lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải liên tục theo dõi tình hình dịch bệnh nhằm đưa ra đối sách phù hợp.

Trong bối cảnh Nhật Bản là nước có ca lây nhiễm COVID-19 cao thứ hai thế giới sau TQ với 731 trường hợp tính cả hành khách trên tàu Diamond Princess, công tác giáo dục ở nước này về cơ bản diễn ra bình thường tính đến ngày 21-2. Chỉ trừ những khu vực có dịch như hai TP Nara và Yokohama, các trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức dạy và học. Lãnh đạo ngành giáo dục Nhật Bản cũng yêu cầu hủy bỏ tất cả kế hoạch trao đổi học sinh đến TQ và yêu cầu tất cả nhân viên, học sinh người TQ ở nước này kiểm tra sức khỏe.

Ở Hàn Quốc, tính đến ngày 21-2, gần 500 trường học đã tạm dừng hoạt động hoặc lùi ngày bắt đầu học kỳ mới trong tâm lý lo ngại virus COVID-19 lây lan.
Trong địa bàn tỉnh Gyeonggi gần thủ đô Seoul, quan chức ngành giáo dục ở Suwon và Bucheon yêu cầu tất cả trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở địa phương tạm nghỉ trong thời gian tới chờ tình hình dịch. Goyang, cũng thuộc tỉnh Gyeonggi, đề nghị tất cả trường mẫu giáo cho học sinh nghỉ học hai tuần.

Tại Seoul, chín trường, gồm tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đã đóng cửa. Tại tỉnh Gunsan, nơi có người lây nhiễm COVID-19, tất cả trường mẫu giáo, tiểu học và trung học phải tạm ngừng hoạt động trong hai tuần.

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, việc đóng cửa trường chỉ thu hẹp ở vùng có dịch, thay vì cả TP. Chỉ những trường nằm trong bán kính 1 km tính từ nơi có người bị phát hiện lây nhiễm mới tạm dừng hoạt động. Các trường khác ở các vùng không bị ảnh hưởng vẫn giảng dạy bình thường.

Hiện du học sinh TQ đang học tập ở Hàn Quốc đều bị bắt buộc kiểm tra sức khỏe và tự cách ly cho đến khi nhận được xác nhận từ cơ quan y tế gần nhất. Không dừng lại ở đó, toàn bộ người dân có quốc tịch TQ hoặc người nước ngoài đến từ TQ làm thủ tục nhập cảnh tại một khu vực riêng, phải được xác nhận địa điểm cư trú, số điện thoại liên lạc trong nước rồi mới được cấp phép nhập cảnh.

Hàn Quốc đến nay là quốc gia có số ca nhiễm cao thứ ba thế giới với 204 trường hợp tính đến ngày 21-2, tăng gần 100 người chỉ trong 24 giờ. Hai ca tử vong cũng được ghi nhận.
Ở Triều Tiên, trang tin Daily NK cho hay Bình Nhưỡng hôm 20-2 đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học và cơ sở giáo dục trên cả nước trong 30 ngày. Đáng chú ý, trong khi sinh viên sống tại Bình Nhưỡng được yêu cầu ở yên trong nhà thì sinh viên từ các địa phương khác lên Bình Nhưỡng lại bị yêu cầu ở trong ký túc xá, không được về nhà.

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ đây là động thái nhằm bảo vệ thủ đô Bình Nhưỡng, tránh khả năng bùng phát ổ dịch ở đây. Nhà chức trách lo ngại để các sinh viên ngoài tỉnh quay trở về nhà sẽ mang theo mầm bệnh khi đi học lại.

Hiện Triều Tiên chưa ghi nhận ca nhiễm virus COVID-19 nào. Nước này cũng đã đề ra nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa dịch bệnh, bao gồm tăng thời gian cách ly từ 14 ngày lên 30 ngày đối với những cá nhân có nguy cơ lây nhiễm. Nước này hồi tháng 1 cũng đã cho đóng cửa biên giới với TQ và cấm du khách nước ngoài đến Triều Tiên.

Singapore, Thái Lan vẫn đi học bình thường

Các trường học và cơ sở giáo dục ở Singapore tính đến ngày 21-2 vẫn hoạt động bình thường với việc áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nhằm giữ an toàn cho học sinh trong bối cảnh nước này đến nay đã ghi nhận đến 85 ca lây nhiễm.

Đơn cử các hoạt động ngoại khóa sẽ tạm ngưng đến hết tháng 3 và tổ chức thêm giáo viên giám sát các lớp tiểu học và hướng dẫn các em cách rửa tay thường xuyên. Mọi học sinh đều phải cung cấp cho giáo viên bản lịch sử đi lại trong suốt kỳ nghỉ tết và các triệu chứng bất thường của cơ thể gần đây nhất.

Ngược lại, cơ quan chức năng cũng liên tục thông tin đến cho phụ huynh các thông tin cần thiết thông qua các ứng dụng giáo dục trên điện thoại và tin nhắn.

Giải thích quyết định không cho học sinh nghỉ học, Bộ Giáo dục Singapore ngày 20-2 cho biết các chuyên gia nước này đều đồng ý Singapore không có tỉ lệ lây nhiễm chéo cao như những quốc gia khác, theo tờ The Straits Times. Cơ quan này cũng đưa ra ba điểm yếu khi đóng cửa hàng loạt cơ sở giáo dục trên cả nước: (1) Lây nhiễm vẫn xảy ra tại nhà nếu cha mẹ đem mầm bệnh từ bên ngoài về; (2) Học sinh sẽ không ở lì trong nhà 100% nếu có đóng cửa; (3) Gián đoạn quá lớn đến lịch sinh hoạt của cha mẹ và con cái.

Tương tự Singapore, Thái Lan đến nay vẫn cho các trường hoạt động bình thường. Bộ Giáo dục cũng kết hợp với Bộ Y tế Thái Lan thông báo cụ thể đến phụ huynh, trấn an tâm lý lo lắng khi cho con đi học. Hiện số ca nhiễm ở nước này dừng ở mức 35 ca tính đến ngày 21-2.

Theo PLO
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.