Đề xuất tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi khi trở lại trường học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại toạ đàm tìm giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em và duy trì hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều 26/4, ý kiến chuyên gia cho rằng, cần thiết tham mưu với Chính phủ, đề xuất với Bộ Y tế tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi.

Theo ước tính, trong hai năm 2021-2022, dịch bệnh COVID-19 đã làm khoảng 4,4 triệu trẻ em Việt Nam bị gián đoạn tham gia giáo dục mầm non. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập đã phải tạm dừng hoạt động.

Đề xuất tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi khi trở lại trường học ảnh 1
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chia sẻ tại toạ đàm.

Với đặc thù bậc học mầm non không thể tổ chức dạy học trực tuyến, nên giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non phải tổ chức các hoạt động phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình bằng các video qua các kênh trực tuyến.

Một số ý kiến cho rằng, ngành giáo dục cần tìm giải pháp để trẻ em được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non, nhằm đảm bảo quyền trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em 5 tuổi để chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 trong bối cảnh nhiều cha mẹ chưa yên tâm cho trẻ đến trường. Ý kiến các chuyên gia cũng cho rằng, cần thiết tham mưu với Chính phủ, đề xuất với Bộ Y tế tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) các tỉnh, thành phố, đến ngày 18/4/2022, các cơ sở giáo dục mầm non trong toàn quốc đã hoạt động trở lại. Tại thời điểm này, số giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đến trường, lớp học trực tiếp. Nếu những ngày đầu, tỷ lệ trẻ em đến trường ở một số địa phương thấp, đến nay, con số này đã đạt tỷ lệ ổn định.

Phát biểu tại toạ đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, mầm non là cấp học mở cửa cuối cùng, do đó, cần chia sẻ những khó khăn với cấp học này. Với quan điểm “Không vì dịch COVID-19 mà ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các địa phương quan tâm tới hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập, trong đó có thể tính toán tới việc liên thông giữa khối mầm non công lập với khối mầm non ngoài công lập, để đảm bảo quyền học tập cho trẻ em.

Về các chính sách hỗ trợ cho cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên mầm non bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Thứ trưởng cho biết Ngô Thị Minh cho biết, Bộ GD&ĐT đã tham mưu ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; trình Chính phủ ban hành gói hỗ trợ tín dụng 1.400 tỷ dành cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; ban hành các văn bản hướng dẫn về an toàn, hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trực tiếp tại cơ sở giáo dục mầm non. Đến thời điểm này cơ bản các địa phương đã và đang triển khai những chính sách hỗ trợ này.

Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.