Đô đốc hải quân Mỹ: “Đừng hỏi về Trung Quốc nữa”

Trong cuộc họp báo tại Hawaii ngày 1/7 về tập trận RIMPAC 2014, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã phàn nàn khi các phóng viên chỉ chăm chăm tới những câu hỏi về Trung Quốc.
Đô đốc hải quân Mỹ: “Đừng hỏi về Trung Quốc nữa”

Theo tờ Stars and Stripes của lượng vũ trang Mỹ, đây là lần đầu tiên Trung Quốc hiện đang tham gia vào cuộc tập trận hải quân đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu tại Hawaii vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ trở thành tâm điểm chú ý của các phương tiện truyền thông.

>> Ngoại trưởng Mỹ sắp đến Bắc Kinh, bàn về Biển Đông

>> 4 lý do Trung Quốc không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

Đô đốc hải quân Mỹ: “Đừng hỏi về Trung Quốc nữa” - anh 1

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương

“Các bạn có thể hỏi bất kỳ điều gì mình muốn và chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp trong khả năng của mình. Nhưng cho đến giờ, chúng tôi đã nhận được 6 câu hỏi và tất cả đều liên quan đến Trung Quốc. Và tôi không muốn xem nhẹ 20 quốc gia khác đang có mặt ở đây, bên cạnh Trung Quốc và Mỹ”, ông Harris nói.

Đô đốc Harris cho biết RIMPAC 2014 là cuộc tập trận với sự tham gia của 22 quốc gia. Các thành viên của RIMPAC đang cố gắng cùng nhau cải thiện khả năng hoạt động đa phương và sự minh bạch của mình. Do đó, cuộc tập trận sẽ không còn ý nghĩa gì nếu chỉ có Trung Quốc và Mỹ mà không có những quốc gia còn lại. Năm 2014 cũng là lần đầu tiên Brunei tham gia RIMPAC.

Trung Quốc đã gửi 4 tàu của Quân giải phóng nhân dân tới tham gia cuộc tập trận. Dự kiến, các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, bắn hỏa lực trên mặt đất, chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, lặn biển và trao đổi quân y.

Khi được hỏi tại sao Mỹ lại đứng đầu tổ chức cuộc tập trận CARAT cùng với Philippines – quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông – cùng lúc RIMPAC 2014 được tổ chức tại Hawaii, ông Harris nói: “Tôi không quan tâm tới thông điệp hỗn hợp mà những cuộc tập trận này gửi đi. Tôi nghĩ cuộc tập trận này, như tôi nói trước đó, chào đón và mời Trung Quốc tham gia”.

Chuẩn Đô đốc Yasuki Nakahata, dẫn đầu lực lượng từ tự vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận này cho biết nước ông cũng hoan nghênh việc Hải quân Trung Quốc tham gia RIMPAC 2014 bất chấp những tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo trên quần đảo tại biển Hoa Đông. “Tôi tin việc Trung Quốc tham gia và việc cải thiện sức mạnh quân sự của một quốc gia lớn như Trung Quốc sẽ đóng góp cho sự ổn định và hòa bình của khu vực”, ông Nakahata nói.

Chỉ huy lực lượng Hải quân Trung Quốc Zhao Xiaogang cho biết Trung Quốc có 3 mục tiêu chính khi tham gia RIMPAC 2014. Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ mới và quan hệ giữa quân đội Mỹ-quân đội Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc hy vọng cuộc tập trận này sẽ tăng cường sự trao đổi và hợp tác sâu sắc hơn giữa Trung Quốc và lực lượng hải quân các quốc gia khác. Thứ ba, cuộc tập trận giúp Hải quân Trung Quốc bày tỏ thái độ tích cực của quân đội Trung Quốc.

RIMPAC 2014 bắt đầu từ ngày 26/6 và sẽ tiếp tục cho đến ngày 1/8.

Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.