Doanh nghiệp Việt về tay người Thái - Bài 1: Hàng loạt thương hiệu lớn bị người Thái thâu tóm

LTS: Không tiếc tiền để mua lại hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành, có tiềm năng phát triển rất lớn của Việt Nam, các đại gia Thái đang lần lượt sở hữu những “con gà đẻ trứng vàng”. Đây là “chiến dịch thâu tóm” hay “cuộc chơi” sòng phẳng của nền kinh tế hội nhập? Mà hiện tại, có vẻ như người Thái đang thể hiện rằng, họ thực sự “cao tay ấn”.

Hệ thống siêu thị Big C sau khi về tay người Thái đã vướng lùm xùm “ngưng nhập hàng dệt may Việt Nam”. Ảnh: Ngọc Giàu
Hệ thống siêu thị Big C sau khi về tay người Thái đã vướng lùm xùm “ngưng nhập hàng dệt may Việt Nam”. Ảnh: Ngọc Giàu
Bài 1: Hàng loạt thương hiệu lớn bị người Thái thâu tóm
Những năm gần đây, các vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đình đám tại Việt Nam hầu hết đều gọi tên các nhà đầu tư Thái Lan. Đặc biệt, người Thái luôn chi rất mạnh tay để giành quyền kiểm soát các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng.
Người Thái đang có gì tại thị trường Việt?
Gần đây nhất, phải kể đến sự việc Công ty WHA Utilities & Power (WHAUP) của Thái đã mua 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Công ty Nước mặt sông Đuống. Số cổ phiếu này tương đương 34% cổ phần, với tổng giá trị hơn 2.073 tỉ đồng. Cổ đông lớn nhất tại Cty Nước mặt sông Đuống là Cty Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị, đang nắm 51% cổ phần.
Dự án nước mặt sông Đuống có tổng mức đầu tư 5.000 tỉ đồng trong giai đoạn 1, với công suất 54,75 triệu m3 nước sạch mỗi năm, cùng cấp cho hàng triệu dân thủ đô.
Năm 2017, dư luận không khỏi xôn xao trong một thời gian dài, khi tỉ phú giàu thứ 2 Thái Lan, Charoen bỏ ra gần 5 tỉ USD để mua lại 53,59% cổ phần của Tổng Công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Công ty TNHH Vietnam Beverage mà vị tỉ phú này đứng sau đã trở thành công ty mẹ của Sabeco - nhà sản xuất nắm 41% thị phần tiêu thụ bia, nước giải khát tại Việt Nam.
Đến đầu năm 2018, The Nawaplastic Industries - thuộc Tập đoàn SCG Thái Lan thông báo đã mua thêm để nâng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty Nhựa Bình Minh lên trên 54%. Đáng chú ý là, vào năm 2015 The Nawaplastic Industries cũng đã chi 1.000 tỉ đồng để mua lại 80% cổ phần của Công ty Bao bì nhựa Tín Thành - một trong số 5 công ty sản xuất bao bì hàng đầu của Việt Nam.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, người Thái đang nắm trên 50% thị trường Việt, thông qua việc mua lại hàng loạt thương hiệu bán lẻ đầu ngành. Như tháng 4/2016 Central Group chi 1,14 tỉ USD mua Big C Việt Nam. Trước đó, 2015, Central Group đã chi hơn 200 triệu USD để mua lại 49% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Ngoài ra, còn có chuỗi siêu thị Metro Cash & Cary Việt Nam cũng về tay người Thái. Người Thái cũng thâu tóm 65% cổ phần của Phú Thái Group - doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ tại khu vực phía Bắc.
Doanh nghiệp Việt về tay người Thái - Bài 1: Hàng loạt thương hiệu lớn bị người Thái thâu tóm ảnh 1
Nguyễn Kim về tay người Thái, trở thành đối thủ ngoại duy nhất trên thị trường bán lẻ điện máy. Ảnh: Ngọc Giàu
Dấy lên nhiều lo ngại
Trên đây chỉ là một số thương vụ M&A đình đám, thực tế, đại gia Thái còn nắm rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành tại thị trường Việt. Như trong lĩnh vực nông nghiệp có C.P Vietnam, thuộc C.P Group của gia đình tỷ phú giàu nhất Thái Lan Dhanin, hiện đang phát triển rất mạnh trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi. Các đại gia Thái còn không ngần ngại công khai ý muốn tiếp tục bước chân vào các lĩnh vực như hóa dầu, điện lực, bất động sản,…
Có thể thấy, người Thái hiện đang sở hữu hệ thống bán lẻ rất lớn tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn chi rất mạnh tay, để nắm quyền điều hành các nhà sản xuất có sản phẩm đầu ra gần như không phải lo nghĩ về chuyện thị trường tiêu thụ.
Điều này dấy lên nhiều lo ngại về việc các nhà đầu tư Thái nắm bán lẻ, nắm sản xuất, nên có quyền quyết định giá bán, tạo sức ép lên các doanh nghiệp nội. Việc người Thái liên tục nhắm vào thị trường Việt Nam, cũng khiến nhiều người lo lắng về việc liên kết lũng đoạn thị trường.
Doanh nghiệp Việt về tay người Thái - Bài 1: Hàng loạt thương hiệu lớn bị người Thái thâu tóm ảnh 2
Tiến sĩ kinh tế Lê Bá Chí Nhân. Ảnh: NVCC
Trao đổi với chúng tôi về những lo ngại này, Tiến sĩ kinh tế Lê Bá Chí Nhân, nhấn mạnh: “Việc các tập đoàn Thái Lan đầu tư, mua lại doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam không nên nhận định một cách thiếu thiện chí là “âm mưu”. Vì họ mua bán, sáp nhập đúng luật lệ. Đây là cuộc chơi công bằng, đúng tính chất của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Vì rõ ràng là trong số các thương vụ mua bán, sáp nhập gần đây, doanh nghiệp Việt hầu như tự nguyện bán cho nước ngoài, chứ không có “âm mưu thâu tóm” nào. Ví dụ, xây dựng nên một doanh nghiệp có giá trị 10 triệu đô, bán được 20, 30 triệu đô cũng là một bước thành công”.
Về vấn đề tạo thế độc quyền, ông Lê Bá Chí Nhân cho rằng, hiện tại nhà nước chúng ta có đầy đủ công cụ để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh. Không những không cần lo lắng, mà còn phải quảng bá để dòng tiền đầu tư tiếp tục đổ về Việt Nam. Đại gia Thái đang nắm rất nhiều doanh nghiệp Việt, ví dụ như Charoen, ngoài Sabeco ra, ông còn có những khoản đầu tư lớn vào bất động sản, hệ thống siêu thị, 19,06 % vốn Vinamilk,…
“Đây là theo quy luật “nước về vùng trũng”. Các đại gia, doanh nghiệp Thái nhiều tiền, kinh nghiệm thị trường lâu năm, hội nhập thế giới trước mình, họ còn hoạt động theo chuỗi, theo nhóm. Trong cuộc chơi hội nhập, các doanh nghiệp Việt phải chấp nhận nếu không biết cách điều hành, thiếu vốn, thì sẽ bị mua lại” - tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nói.
Bài 2: Người Thái có gì hơn người Việt?
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).