Theo ông Ali Al Mansouri, thành viên của tổ chức Al Dhafra, tiêu chí để trao vương miện cho chú lạc đà là "một con lạc đà được gọi là đẹp chủ yếu thể hiện ở đầu to, cổ dài, tai dựng, má rộng và râu rậm". Thân lạc đà phải đủ dài, bướu phải đủ lớn, lông phải đủ đẹp và dáng đi phải đủ chuẩn.
Toàn bộ lạc đà sẽ diễu hành thành hai đợt, đợt một là giống Asayel màu nhạt, đợt hai là giống Majahim màu đậm. Ngược với các cuộc thi hoa hậu thông thường của con người, lạc đà càng to càng được cho là đẹp.
Chủ nhân của 10 chú lạc đà thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng là một chiếc xe hạng sang, một số tiền từ 5.000 USD đến 8.200 USD. Ngoài ra, việc có lạc đà thắng giải cũng đem lại niềm vinh dự cho cả gia tộc của người chủ.
Tất cả lạc đà sẽ được nhốt lại trong cùng một chuồng lớn, kết quả cuối cùng dựa vào đánh giá của Ban giám khảo.
Theo chính quyền địa phương, lễ hội Al Dhafra và Camel Beauty Pageant (Hoa hậu lạc đà) là một trong những dịp để người dân nơi đây quảng bá hình ảnh quốc gia với toàn thế giới, thu hút lượng lớn khách đến tham dự và đồng thời cũng thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của quốc gia vùng Trung Đông. Do đó các đại gia của Ảrập thường không tiếc tay tài trợ cho chương trình này.
Cuộc thi hằng năm này, cùng với tết Al Dhafra thu hút đông đảo du khách. Ả Rập có tổng cộng hơn 380.000 con lạc đà. Loại động vật có sức chịu đựng khô nóng kỳ diệu này được coi như một phần tiền tài quan trọng của nhiều gia đình nơi đây.
Tết Al Dhafra đã tổ chức được 7 năm, ngoài thi hoa hậu lạc đà, còn có một số những hoạt động truyền thống khác cũng rất thú vị.