Guốc gỗ - biểu tượng quan trọng trong đời sống tinh thần
Clog là một loại guốc gỗ được làm một phần hay toàn bộ bằng gỗ và được sử dụng khá nhiều ở các quốc gia trên thế giới. Nhưng có lẽ chỉ có ở Hà Lan, chiếc guốc gỗ mới đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần đến thế.
Clog là một loại guốc gỗ được làm một phần hay toàn bộ bằng gỗ |
Chiếc clog truyền thống là đôi giày của tầng lớp lao động Hà Lan. Theo những câu chuyện xưa kể lại, người nông dân Hà Lan xưa kia nghèo đến mức phải khoét những miếng gỗ lớn làm thành guốc, với mũi vểnh lên như chiếc thuyền.
Một số lại cho rằng do Hà Lan xưa kia nằm thấp dưới mặt nước biển nên vùng đất này luôn ẩm ướt. Vì vậy, thay vì đi giày da như người dân những nước châu Âu khác, người Hà Lan sử dụng guốc gỗ.
Guốc gỗ giống như một chiếc thuyền |
Chiếc guốc gỗ Hà Lan còn có tên gọi khác là Klomp và màu sắc cơ bản của họa tiết vẽ trên giày thường là màu đỏ để mô phỏng chiếc giày da. Gỗ được chọn để đóng guốc thường là gỗ dương tía, liễu hay tần bì… cứng cáp, giúp họ không bị bò dẫm lên chân khi vắt sữa.
Ngày nay, mặc dù ngành công nghiệp da giày ở Hà Lan đã phát triển song nhiều người nông dân và ngư dân vẫn giữ thói quen đi guốc gỗ và trong các gia đình vẫn có chỗ riêng để để guốc gỗ.
Lịch sử thăng trầm đôi guốc gỗ
Những đôi giày gỗ cổ nhất còn lưu giữ hiện tại tại các viện bảo tàng được cho là xuất hiện vào khoảng những năm 1230 đến 1280. Chúng được tìm thấy tại các thành phố Amsterdam và Rotterdam của Hà Lan, có kiểu dáng rất tương tự với những đôi giày gỗ mà người Hà Lan vẫn còn mang ngày nay.
Những đôi giày gỗ cổ xưa được trưng bày trong các bảo tàng |
Giày gỗ vốn được làm bằng tay, nhưng rất khéo léo và mỗi đôi giày rất đều đặn nhau. Đến đầu thế kỷ 20 thì máy móc dành để sản xuất giày gỗ bắt đầu xuất hiện ở Hà Lan và sản phẩm ra đời dần dần đa dạng hơn, giá thành rẻ hơn.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, đôi giày gỗ của Hà Lan đột nhiên biến mất trên thị trường. Không còn những xưởng sản xuất giày và hiếm thấy người nào mang giày gỗ nữa. Giày da bắt đầu được xem là sản phẩm thay thế, phổ biến ngày càng nhiều.
Giày gỗ đủ kích cỡ, màu sắc được bán tại các cửa hàng lưu niệm |
Sau đó không lâu, giày gỗ lại trở lại với tên gọi mới là “Swedish”, kiểu dáng đế gỗ nhưng phần trên được làm bằng da. Swedish nhanh chóng được ưa chuộng và trở nên rất thời thượng, đặc biệt là dành cho phái nữ.
Những năm 1970 đến 1980, Swedish rất thời thượng cho quý ông, đến những năm 1980 đến 1990 thì lại rất thời thượng cho phụ nữ.. Những đôi giày gỗ đế rất cao cũng được xuất hiện trong thời gian này, có đôi cao từ 6 – 8 inches.
Guốc gỗ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau |
Bất ngờ nhất là vào năm 2010, bộ sưu tập thời gian Xuân Hè của hai hãng thời trang hàng đầu thế giới là Chanel và Louis Vuitton đã dùng giày gỗ như là những mẫu thời trang thời thượng nhất để trình diễn ở những sàn diễn lộng lẫy thường niên của họ.
Từ khi ra đời, giày gỗ luôn được cho rằng giày gỗ được dành cho tầng lớp lao động nặng và quê mùa, nhưng trên thực tế, có vài loại vô cùng đắt đỏ, với nguyên liệu vô cùng quý báu, được dành cho giới thượng lưu, vài kiểu dáng còn dành cho thời trang và cho khiêu vũ.
Tín vật đính ước
Ở một số làng quê Hà Lan, người con trai còn tặng guốc gỗ cho người con gái mình yêu như một tín vật đính ước. Ở một số đám cưới, người ta còn tặng cả guốc cho khách đến tham dự.
Guốc gôc được dùng như một tín vật đính ước |
Chiếc guốc gỗ còn góp mặt trong các điệu nhảy truyền thống Klompendanskunt ở các làng mạc Hà Lan và các vũ công sẽ tạo nên những tiếng động vui tai bằng cách gõ mũi và đế guốc xuống sàn gỗ.
Điệu nhảy truyền thống Klompendanskunt |
Giờ đây khi tới với đất nước Bắc Âu xinh đẹp này, bạn sẽ luôn dễ dàng tìm mua được chiếc guốc gỗ xinh xắn này và bắt gặp hình tượng của nó xuất hiện ở bất cứ đâu.
Xem thêm:
- Top 10 bộ tiểu thuyết tình yêu lãng mạn nhất thế giới
- Victor Hugo và những câu nói ‘để đời’ của bậc thầy văn học Pháp
- Mark Twain và những danh ngôn bất hủ của nhà văn Mỹ bậc nhất