Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp

 Những đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020 có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và cần thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT Quốc gia sau năm 2020.

Phương án thi này dự kiến sẽ có một số điểm điều chỉnh so với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi...

Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp ảnh 1

Các chuyên gia cho rằng, những điểm thay đổi này có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và thực hiện thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Các chuyên gia cho rằng, những điểm thay đổi này có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và thực hiện thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021 – 2025, chủ trương của Bộ cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 nhưng có thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Cụ thể, kỳ thi vẫn vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng tuyển sinh. Những học sinh đã học xong chương trình lớp 12 đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng trường THPT, hoặc Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.

Học sinh nào có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ đăng kí tham gia kì thi THPT quốc gia. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Phương thức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Thí sinh chọn hình thức thi trên máy tính thì có thể tham dự một số đợt thi trong năm.

Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp ảnh 2

Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT Quốc gia sau năm 2020. Phương án thi này dự kiến sẽ có một số điểm điều chỉnh so với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi...

Về mặt tổ chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ yếu đảm nhiệm  ngân hàng câu hỏi, còn việc tổ chức thi là của địa phương. Các cơ sở giáo dục đại học chỉ tham gia một số khâu như thanh tra, kiểm tra, giám sát trong tổ chức thi, chấm thi theo sự điều động của Bộ.

Nêu quan điểm về phương án đề xuất lộ trình thi giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều chuyên gia cho rằng, đây là kỳ thi mở, phù hợp với Luật Giáo dục (sửa đổi) khi cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho học sinh. Nếu tổ chức tốt sẽ giảm áp lực cho xã hội rất nhiều. Nguyên Phó Chủ tịch nước, Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan cho rằng, để thực hiện được kỳ thi theo phương án tổ chức mà Bộ đã đề xuất thì cần chuẩn bị kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất và đề thi.

“Thứ nhất là về cơ sở hạ tầng, gồm 2 vấn đề một là địa điểm, hai là cơ sở hạ tầng về trang thiết bị và chúng ta phải có những quyết định để các doanh nghiệp đầu tư vào. Ngân hàng đề, các đối tượng tham gia vào ngân hàng đề đừng bó gọn trong chỉ có các thầy giáo, cô giáo. Đối tượng làm ngân hàng đề phải mở ra, có thể huy động các chuyên gia, có thể huy động ngay học sinh vừa tốt nghiệp, hoặc là các học sinh giỏi. Rất quan trọng nữa đó là năng lực của cán bộ tổ chức các kỳ thi này và thầy giáo, cô giáo...”, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan nói.

Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp ảnh 3

Một số ý kiến cũng băn khoăn, đối với những học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mà chưa có bằng tốt nghiệp THTP khi muốn tham gia các kỳ thi để học liên thông thì sẽ phải giải quyết như thế nào.

Đồng tình với phương án đưa công nghệ vào kỳ thi để giảm bớt sự can thiệp của con người, hạn chế được tiêu cực, gian lận trong thi cử, nhưng Giáo sư Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng cần phải có lộ trình phù hợp và tính toán tới điều kiện của các vùng miền khác nhau:

“Việc chúng ta đặt ra lộ trình là cần thiết. Tất cả chúng ta cứ nói Nga, nói Mỹ, nói Pháp, nói Đức nhưng thực tế chỗ nào người ta cũng làm có lộ trình. Phải có thí điểm rút kinh nghiệm, đánh giá nghiêm túc sau đó mới triển khai đại trà. Chúng ta đang ở thời đại 4.0 nhưng chúng ta đang ở đất nước Việt Nam, điều này là điều không bao giờ chúng ta thoát ly được. Những chỗ “phên dậu” của tổ quốc thì chúng ta không thể đòi hỏi tập trung làm như ở Hà Nội được. Ta phải nhìn rất là thực tế. Công nghệ không thể thay được những thứ khác trong giai đoạn ban đầu”, Giáo sư Nguyễn Văn Minh phân tích.

Về tổ chức thi, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng, về lâu dài thì phương án mà Bộ đề xuất là giao cho các địa phương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương mình là hợp lý, còn các trường đại học chỉ thực hiện việc xét tuyển chứ không phải tham gia sâu vào kỳ thi như hiện nay. Tuy vậy bà Bùi Thị An băn khoăn về lộ trình thực hiện giao quyền tổ chức thi cho địa phương:

“Tôi nghĩ là chỉ khi nào các địa phương không cục bộ, không địa phương, không hình thức, không lấy thành tích là chính, khách quan hoàn toàn thì lúc bấy giờ tôi nghĩ mới có thể trao cho địa phương thi tuyển trung học được. Khi nào địa phương đạt được yêu cầu ấy thì tôi nghĩ không biết là 3 năm, 5 năm thậm chí là lâu hơn nữa bởi vì tôi sợ rằng đến lúc ấy vẫn chưa đạt thì không nên giao”, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Bùi Thị An có ý kiến.

Một số ý kiến cũng băn khoăn, đối với những học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mà chưa có bằng tốt nghiệp THTP khi muốn tham gia các kỳ thi để học liên thông thì sẽ phải giải quyết như thế nào.

Bộ cũng nên cân nhắc vai trò của Bộ và địa phương trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để đảm bảo kỳ thi công bằng, minh bạch cho tất cả các thí sinh.

Theo VOV
Bình luận
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
(Ngày Nay) -  Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, mối quan hệ gắn bó giữa hai nước được xây dựng và không ngừng được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung và như lời Chủ tịch Souphanouvong từng nói “Tình hữu nghị Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm và thơm hơn bông hoa nào thơm nhất”.