Đông Á có thực sự chiến thắng COVID-19?

0:00 / 0:00
0:00
Các nền kinh tế Đông Á nên tự hào về những gì họ đạt được trong năm 2020, tuy nhiên, họ không thể “ngủ quên” trên vòng nguyệt quế của mình.
Đông Á có thực sự chiến thắng COVID-19?

Cách duy nhất để đảm bảo thành công liên tục trong năm 2021 và những năm sau đó là củng cố nền kinh tế của những nước này trước những rủi ro không thể kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro mà họ có thể phải đối mặt.

Đó là nhận định của Giáo sư Lee Jong-Wha, Đại học Hàn Quốc trong một bài phân tích gần đây trên trang Malaysiakini. Giáo sư Lee là chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và là cố vấn kinh tế quốc tế cao cấp cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Những số liệu ấn tượng

Các nước Đông Á đã làm rất tốt trong việc quản lý đại dịch COVID-19 và hạn chế các tác động kinh tế của nó. Tuy nhiên, với những rủi ro và bất ổn đáng kể đang còn tồn tại, vẫn còn quá sớm để nói rằng khu vực này sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng và là người chiến thắng trên toàn cầu.

Hồ sơ chống dịch của Đông Á chắc chắn là rất ấn tượng. Năm 2020, hơn 101 triệu người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và hơn 2,1 triệu người đã tử vong trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt và việc đeo khẩu trang phổ biến, các nước Đông Á có tỷ lệ nhiễm và tử vong do COVID-19 thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến của châu u và Mỹ.

Tương tự như vậy, trong khi nền kinh tế thế giới suy giảm 4,3% - mức suy thoái sâu nhất kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới II - các quốc gia đang phát triển ở châu Á nói chung vẫn duy trì mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dương, như Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam… đặc biệt là Trung Quốc khi nước này báo cáo mức tăng trưởng 6,5% trong quý IV/2020. Nhu cầu bên ngoài gia tăng đối với mặt hàng công nghệ, hàng hóa điện tử và vật tư y tế đã giúp hạn chế tổn thất xuất khẩu của khu vực.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hy vọng việc triển khai vaccine rộng rãi sẽ mang đến triển vọng phục hồi toàn cầu hình chữ V (chỉ giai đoạn suy giảm ngắn và nền kinh tế phục hồi về mức trước suy thoái rất nhanh chóng), với sản lượng tăng khoảng 4%. Tuy nhiên, Đông Á được kỳ vọng sẽ vượt trội hơn tất cả các khu vực khác, trong đó Trung Quốc với dự kiến tăng trưởng 7,9% được hy vọng sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng trung bình khu vực lên 7,4%.

Những dự báo “đầy kỳ vọng” này - cùng với tính thanh khoản dồi dào do mở rộng tài khóa và tiền tệ chưa từng có - đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đẩy giá cổ phiếu của Đông Á lên mức cao nhất trong lịch sử.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã tăng 67% so với mức thấp nhất hồi 3/2020, vượt qua mức kỷ lục được thiết lập vào tháng 5/1991, ngay trước khi tình trạng bong bóng bất động sản bị vỡ. Chỉ số thị trường châu Á – Thái Bình Dương MSCI (không bao gồm Nhật Bản) cũng đã tăng 80% kể từ tháng 3/2020, vượt xa so với tất cả các thị trường mới nổi khác.

Các nhà đầu tư và nhà phân tích dường như tin tưởng rằng các nước Đông Á - đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia - sẽ có thể kiểm soát được dịch bệnh, đạt được sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và duy trì các biện pháp kích thích kinh tế. Điều này sau đó sẽ dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao chưa từng có rồi tiếp đến là giá cổ phiếu cũng tiến mạnh mẽ.

Thách thức phía trước

Trước hết, đại dịch còn lâu mới kết thúc, với nhiều quốc gia phải đối mặt với đợt lây nhiễm thứ hai hoặc thứ ba. Điều đó bao gồm các quốc gia ở Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, tất cả đều đã buộc phải tái áp đặt các biện pháp cứng rắn. Hơn nữa, việc triển khai vaccine nhanh chóng – yếu tố mà những dự báo phục hồi lạc quan phụ thuộc vào - không được đảm bảo và nhiều quốc gia Đông Á đang có một khởi đầu chậm chạp.

Trong khi đó, rủi ro tài chính và tài chính đang gia tăng. Chi tiêu tài khóa quy mô lớn và chính sách nới lỏng tiền tệ đã thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế từ những tác động của COVID-19. Song chính những yếu tố này cũng khiến thâm hụt và tỷ lệ nợ tính trên GDP tăng cao trên toàn cầu.

Đối với các nền kinh tế Đông Á, vốn có tỷ lệ nợ tương đối thấp, việc vay nợ cao hơn không phải là mối quan tâm ngay lập tức. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng giảm và dân số già đang là mối đe dọa đối với tính bền vững tài khóa trung hạn.

Đối với các nền kinh tế châu Á mới nổi và có thu nhập trung bình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến vị thế tài khóa của các chính phủ sẽ tiếp tục suy yếu. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lưu ý, xu hướng này sẽ khó có thể đảo ngược, căn cứ vào việc khó có thể rút hỗ trợ tài khóa một cách nhanh chóng.

Cùng thời điểm đó, việc thanh khoản tăng lên đang kích thích tâm lý thích rủi ro, khiến giá tài sản tăng nhanh. Hiện một số quốc gia Đông Á, bao gồm Hàn Quốc và Trung Quốc, đang phải vật lộn để kiềm chế bong bóng bất động sản ở các thành phố lớn, bất chấp các quy định chặt chẽ hơn về thế chấp.

Một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng sự điều chỉnh thị trường chứng khoán sắp xảy ra, mặc dù những người khác cho rằng tỷ lệ lãi suất thực thấp và tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ cho thấy giá cổ phiếu cao thời nay.

Trong mọi trường hợp, những kỳ vọng về việc bình thường hóa chính sách tài khóa và tiền tệ sau sự hồi sinh của nền kinh tế và lạm phát có thể khiến giá cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh. Và việc rút vốn thanh khoản quy mô lớn khỏi các nền kinh tế thị trường mới nổi có thể gây ra thảm họa cho những nền kinh tế châu Á vốn chịu nhiều tác động của dòng vốn nước ngoài ngắn hạn.

Sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc khiến khu vực đối mặt với nhiều rủi ro hơn nữa. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng khẳng định rằng nước này cần phải “cứng rắn” với Trung Quốc, cáo buộc nước này “đánh cắp” công nghệ và tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ.

Điều này cho thấy rằng ông có thể ủng hộ và thậm chí tăng cường cách tiếp cận đối kháng của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Trung Quốc. Nếu kịch bản này thành hiện thực, triển vọng kinh tế của Đông Á có thể trở nên ảm đạm.

Để đạt được thành công sau đại dịch, các nhà hoạch định chính sách Đông Á sẽ phải điều hướng tất cả những rủi ro này, đồng thời quản lý những chuyển đổi sâu sắc về kinh tế và xã hội. Đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, đẩy mạnh số hóa và các ngành công nghiệp chưa phát triển. Nó cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập và bất mãn xã hội. Những lời kêu gọi về những hệ thống bền vững, bình đẳng hơn đang lớn hơn bao giờ hết.

Giữa bối cảnh đó, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 chỉ là bước đầu tiên. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải đặt nền tảng để tăng trưởng dài hạn tốt hơn, chẳng hạn như tăng cường đầu tư vào bảo trợ xã hội, số hóa, giáo dục và đào tạo kỹ năng và năng lượng xanh.

Theo BNews
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.