Đồng hồ Ngày tận thế có thể chạy nhanh hơn vì xung đột Nga - Ukraine

(Ngày Nay) - Đồng hồ ngày tận thế được thiết lập nhằm đưa ra mức độ cảnh báo về chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine bùng phát năm nay kim phút của chiếc đồng hồ này tiến gần hơn đến mốc mới.
Đồng hồ Ngày tận thế hiện dừng cách mốc nửa đêm 100 giây. Ảnh: AFP
Đồng hồ Ngày tận thế hiện dừng cách mốc nửa đêm 100 giây. Ảnh: AFP

Liệu các chuyên gia có tin rằng nhân loại đang tiến gần hơn đến nguy cơ tự hủy diệt hay không, khi họ sắp sửa công bố Đồng hồ Ngày tận thế năm 2023 vào tuần tới?

Năm ngoái, chiếc đồng hồ dự báo sự diệt vong này vẫn còn cách nửa đêm 100 giây, tức giữ nguyên vị trí kể từ năm 2020. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và Ukraine bùng phát năm nay kim phút tiến gần hơn đến mốc 12 giờ đêm.

Đồng hồ ngày tận thế là một vật thể mang tính tượng trưng được ban lãnh đạo của tờ báo Bulletin of the Atomic Scientists thuộc Đại học Chicago lập ra năm 1947, nhằm đưa ra mức độ cảnh báo về chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, mốc nửa đêm tượng trưng cho sự bùng nổ của một thảm họa toàn cầu.

Khi chiếc đồng hồ lần đầu tiên được công bố vào đầu Chiến tranh Lạnh năm 1947, nó được đặt ở khoảng cách 12 giờ kém 7 phút. Sau khi Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược năm 1991, kim phút đã bị đẩy lùi xuống thêm 10 phút nữa, tức là 12 giờ kém 17 phút.

Hiểm họa hạt nhân càng lớn bao nhiêu thì chiếc đồng hồ càng gần nửa đêm bấy nhiêu. Đáng chú ý, những năm gần đây, kim phút của Đồng hồ Ngày tận thế ngày càng nhích gần đến mốc nửa đêm.

Năm 2007, biến đổi khí hậu lần đầu tiên bị coi là một yếu tố quyết định đến tương lai của nhân loại khiến kim đồng hồ được chỉnh nhanh thêm 2 phút, còn cách nửa đêm 5 phút.

Năm 2018, chiếc đồng hồ này được đặt cách nửa đêm đúng 2 phút, trong bối cảnh rủi ro của cả chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu. Năm 2020, khoảng cách đó rút ngắn còn 100 giây, mức gần nửa đêm nhất từ trước đến nay.

Được cài đặt bởi các nhà khoa học tại tờ Bulletin of the Atomic Scientists, chiếc đồng hồ đó đã dừng cập nhật cho đến thời điểm này. Lần gần nhất nó được ấn định lại thời gian vào ngày 20/1/2022, ngay trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Ngày 7/3/2022, Bulletin of the Atomic Scientists đã ra tuyên bố lên án chiến dịch của Nga.

Tuần tới, thời gian trên đồng hồ sẽ được quyết định lại và khoảng cách 100 giây duy trì từ năm 2020 nhiều khả năng sẽ rút ngắn lại.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.