Đu đủ miền Tây 500 đồng một kg không có khách mua

(Ngày Nay) - Người trồng đu đủ huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đang đứng ngồi không yên vì không có khách mua, dù giá đã rẻ như cho.
    Rất ít người mua nên đu đủ già, chín rục ngoài vườn của người dân ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
    Rất ít người mua nên đu đủ già, chín rục ngoài vườn của người dân ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

    Làng trồng đu đủ ở ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự đang vào mùa thu hoạch nhưng vắng tanh, khác hẳn không khí tấp nập những năm trước. Với 200 gốc trong vườn nhà, lão nông Trần Văn Xuyến (75 tuổi) buồn bã cho biết dù đã hạ giá còn 500 đồng một kg nhưng vẫn không bán được hàng. "Mọi năm, thương lái đến vườn cân giá 5.000-6.000 đồng một kg, tệ lắm cũng phải 3.000 đồng”, ông so sánh.

    Là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, thường sau 4 tháng, đu đủ sẽ cho thu hoạch với năng suất mỗi cây 30-50kg, bình quân mỗi công khoảng 5 tấn trái. Do dễ tiêu thụ, loại cây màu này được nhiều người dân Hồng Ngự chọn trồng. 

    “Nhưng giờ đầu ra rất bí. Vườn nhà tôi có hơn chục tấn, đang rơi rụng mỗi ngày vì quá lứa thu hoạch. Mấy năm trước, với sản lượng này, nhà tôi bán được 50-60 triệu đồng, trừ chi phí còn lời phân nửa”, ông Trần Văn Trà (51 tuổi) than.

    Để vớt vát phần nào vốn đầu tư, một số chủ vườn tìm được thương lái nhưng cũng chỉ bán với giá rẻ… như cho. Theo người dân, thông thường trái đu đủ già gần chín (mỏ vịt) được bán cho thương lái mua về làm gỏi trộn mắm. Thị trường chính của loại trái này là Campuchia và TP HCM. Giá mỗi kg đu đủ chỉ còn 500 đồng, trong khi đó thuê người thu hoạch đã 200 đồng một kg.

    Không thể tiêu thụ, nhà nông cũng đã mang sản phẩm cho bớt các cơ sở từ thiện nhưng các nơi này cũng quá tải. Tính chỉ riêng ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền có khoảng 70 hộ trồng, người ít thì vài công đất còn những người trồng nhiều lên đến vài ha. Tại các các xã Long Khánh A, Long Khánh B…, nhiều hộ cũng trồng đu đủ và gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ dù giá giảm nhiều lần.

    “Toàn huyện có khoảng 600 ha rẫy. Đu đủ là loại cây nông dân tự chuyển đổi, song do nhiều quá dẫn đến dư thừa, không có đầu ra”, ông Trần Thành Nhi - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự cho biết.

    Theo Vnexpress
    Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
    Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
    (Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
    Ảnh minh họa
    Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
    (Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
    Ảnh minh họa
    Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
    (Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
    Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
    Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
    (Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.