Dùng số hoá để quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học RMIT, việc gia tăng nội dung văn hóa số hóa có thể giúp thu hút khán thính giả trong nước cũng như giới thiệu hình ảnh văn hóa Việt Nam đương đại với đối tượng quốc tế.

“Chuyên gia văn hóa trong nước đang ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số mới như thế nào để lấy lại tiếng nói cho văn hóa nghệ thuật Việt?” là câu hỏi thôi thúc hai giảng viên của Đại học RMIT – Tiến sĩ Emma Duester và Thạc sĩ Michal Teague – tiến hành phỏng vấn 50 nghệ sĩ và chuyên gia văn hoá tại Hà Nội để tìm hiểu về thực tiễn số hóa văn hóa nghệ thuật hiện nay.

Hai chuyên gia đã công bố một phần kết quả nghiên cứu trong một bài báo khoa học trên Tạp chí Creative Industries năm nay.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm năm qua ở Hà Nội, việc số hóa văn hóa nghệ thuật đã diễn ra trên phạm vi toàn ngành và có hệ thống hơn, thông qua các phương thức như chụp ảnh, quét tài liệu, và lập kho lưu trữ số cho các tác phẩm cũng như bộ sưu tập nghệ thuật.

Dùng số hoá để quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt ảnh 1

Tiến sĩ Emma Duester và Thạc sĩ Michal Teague - giảng viên tại Đại học RMIT.

Các bảo tàng và cơ sở nghệ thuật công lập đã và đang thực hiện các dự án số hóa, tập trung vào việc bảo tồn những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề thủ công và di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, một số chuyên gia văn hóa hiện đang tìm kiếm những phương cách đổi mới sáng tạo để trưng bày công khai các nội dung được số hóa từ những công nghệ mới như quét 3D, thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR).

Các chuyên gia nghiên cứu Đại học RMIT đã lấy thành công của dự án nghệ thuật công cộng 'Into Thin Air' làm ví dụ. Đây là dự án do Manzi Art Space khởi xướng và giám tuyển, biến các địa điểm ở khắp thành phố Hà Nội thành những tác phẩm sắp đặt nghệ thuật số.

Đại học RMIT cũng đang hỗ trợ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam số hóa bộ sưu tập bằng công nghệ VR và AR, cũng như nâng cao kỹ năng cho nhân viên bảo tàng để họ có thể tự thực hiện.

Tiến sĩ Emma Duester nhận định: “Các nền tảng số vừa cho phép kết nối với nhiều đối tượng khán thính giả đa dạng hơn, vừa tăng khả năng nâng cao nhận thức về các khía cạnh văn hóa ít được biết đến hoặc những nội dung chưa được công bố trước đây như nhiếp ảnh hay phụ nữ Việt Nam”.

Cô còn cho biết thêm: “Giờ đây, chúng ta có thể đưa văn hóa nghệ thuật đương đại Việt Nam đến gần với thế giới hơn, thay vì chỉ có những hình ảnh rập khuôn lưu truyền trên mạng về phong tục tập quán truyền thống, chiến tranh hay các địa điểm du lịch ở Việt Nam”.

Giảng viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo Michal Teague tiết lộ rằng nghiên cứu của cả hai khởi nguồn từ việc xem trọng công tác đưa văn hóa nghệ thuật đương đại Việt vào dạy và học ở Đại học RMIT.

Cô cho biết: “Đây là một lĩnh vực mới và chuyển biến mới ở Việt Nam. Trong khi các nơi khác đã tiến hành số hoá văn hoá nghệ thuật từ nhiều năm qua thì Việt Nam chỉ mới bắt đầu gần đây”.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra sự thiếu hụt các nguồn tài liệu văn hoá nghệ thuật Việt trực tuyến, đồng nghĩa với việc những người làm công tác giáo dục không thể dùng tài liệu bản địa mà phải thay bằng tư liệu từ phương Tây. Thực tế cũng chỉ ra nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ và bản quyền khi thực hiện và xuất bản các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến”.

Cô Teague nhận định: “Trên hết, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những thách thức cấp bách ở Việt Nam liên quan tới thiếu hụt ngân sách, nhân lực và nguồn lực công nghệ để số hóa văn hóa nghệ thuật”.

Hai nghiên cứu viên RMIT cho rằng giải pháp cho những thách thức này là thiết lập chính sách “văn hóa kỹ thuật số” cho Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Duester, “trong khi nhiều cuộc thảo luận trên phạm vi toàn quốc mới chỉ xoay quanh các chính sách bảo tồn di sản văn hóa và văn hóa truyền thống, chúng ta cần cân nhắc thêm những cách giúp công chúng tiếp cận với các kho lưu trữ số hóa, cũng như cách làm thế nào để bảo tồn văn hóa đương đại bằng kỹ thuật số một cách tốt nhất”.

“Hiện chúng ta đã có chính sách và thảo luận về công dân số, xã hội số và nền kinh tế số, song vẫn cần phải đưa ‘văn hóa số’ vào các tài liệu chiến lược quốc gia”.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.