Đường phố Myanmar hóa chiến trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phong trào phản đối đảo chính tại Myanmar đã bước sang tháng thứ hai và ngày càng trở nên đẫm máu khi có ít nhất 18 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Lực lượng an ninh ở Mandalay chuẩn bị bước qua rào chắn do người biểu tình dựng lên. Ảnh: NY Times
Lực lượng an ninh ở Mandalay chuẩn bị bước qua rào chắn do người biểu tình dựng lên. Ảnh: NY Times

Các cuộc biểu tình chống quân đội đã liên tục diễn ra trong suốt hai tháng qua ngay trên đường phố Myanmar. Vào ban ngày, hàng nghìn người diễu hành qua các tuyến đường, bất chấp lệnh cấm tụ tập quá 4 người, còn vào ban đêm, họ thách thức các lực lượng an ninh bằng đủ dụng cụ để khuấy động âm thanh.

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 1

Người dân Mandalay liên tục lập các rào chắn để cản bước lực lượng an ninh. Ảnh: NY Times

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 2

Các giáo viên biểu tình tại thành phố Mandalay hôm Chủ nhật. Ảnh: NY Times

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 3
Các Phật tử xuống đường biểu tình. Ảnh: NY Times

Bước sang tuần đầu của tháng 3, các nhà chức trách Myanmar vẫn tiếp tục trấn áp những người biểu tình, nhưng với quy mô nhỏ hơn so với một ngày trước đó. Các cuộc tấn công nhằm vào người biểu tình đã được ghi nhận ở Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, nơi hàng nghìn người biểu tình tụ tập ở một số địa điểm và ở Lashio, một thị trấn ở phía bắc bang Shan, tờ New Yorrk Times đưa tin.

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 4

Sinh viên, bác sĩ và kỹ sư biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Mandalay hôm thứ Sáu. Ảnh: NY Times

Tại Yangon, các lực lượng an ninh đã đến một địa điểm biểu tình trên một số xe tải, nhảy xuống và bắt đầu xả súng, theo một đoạn video quay lại.

Một nạn nhân của các vụ xả súng của lực lượng an ninh tại thành phố Mandalay là Daisy Kyaw Win - một bà mẹ đơn thân 32 tuổi. Sự việc xảy ra khi Daisy đang trên đường mua đồ ăn cho cậu con trai 6 tuổi thì bất chợt một viên đạn lạc găm vào đầu cô.

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 5

Người thân tụ tập quanh thi thể của Daisy Kyaw Win. Ảnh: AP

“Thật đau lòng khi thấy cháu trai tôi hỏi khi nào mẹ nó trở về. Em gái tôi chỉ là một người đi đường khi sự việc xảy ra”, chị gái Daisy cho biết. "Đất nước của chúng tôi đã trở nên vô luật pháp kể từ cuộc đảo chính".

Tại Dawei, một thành phố nhỏ ở đông nam Myanmar, nơi có 5 người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật, số lượng người biểu tình xuống đường hôm thứ Hai ít hơn thường lệ, nhưng họ đã diễu hành trước sự vỗ tay của những người xung quanh.

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 6

Một người biểu tình được sơ cứu sau khi bị gãy chân. Ảnh: NY Times

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 7

Người thân của U Yarzar Aung, 26 tuổi, một công nhân xây dựng đã bị lực lượng an ninh bắn vào ngày 20/2.

Người dân đã dựng những ngôi đền tạm bợ trên vỉa hè tại những địa điểm mà một số nạn nhân bị bắn và cũng bày tỏ sự kính trọng các nạn nhân bằng cách đứng bên ngoài bệnh viện, nơi các thi thể được trả về cho gia đình.

Việc xác nhận cái chết của những người biểu tình gặp nhiều khó khăn ở các khu vực bên ngoài Yangon, Mandalay và Naypyitaw. Tuy nhiên người biểu tình vẫn có những bằng chứng được đăng tải trên mạng như video về các vụ xả súng, ảnh chụp vỏ đạn và những bức ảnh về các thi thể.

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 8

Những người biểu tình bị thương đang được điều trị tại một trung tâm xã hội ở Mandalay vào thứ Sáu tuần trước. Ảnh: NY Times

Đường phố Myanmar hóa chiến trường ảnh 9

Thurein, 21 tuổi, một người biểu tình, đã bị bắn ít nhất ba phát vào ngực và đầu bằng đạn cao su hôm thứ Sáu. Ảnh: NY Times

Trong một tuyên bố đăng trên tờ Global New Light of Myanmar hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Myanmar tuyên bố rằng chính quyền “đang thực hiện kiềm chế tối đa để tránh sử dụng vũ lực trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình bạo lực một cách có hệ thống, phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế ở để giữ cho thương vong ở mức tối thiểu".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gọi việc sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình ôn hòa và bắt giữ tùy tiện là “không thể chấp nhận được”, hãng thông tấn AP cho biết.

“Những lời lẽ lên án là cần thiết và đáng hoan nghênh nhưng chưa đủ. Thế giới phải hành động. Tất cả chúng ta phải hành động”, chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc Tom Andrews khẳng định.

Ông Andrews đề xuất rằng các nước có thể tiến hành một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với việc bán vũ khí cho Myanmar và "các biện pháp trừng phạt cứng rắn, có mục tiêu và phối hợp" chống lại những cá nhân chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính, đàn áp và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?