EU chính thức rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua quyết định rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) tại cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng diễn ra hôm nay ở Brussels. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt sau nhiều năm thảo luận, tiếp nối sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu hồi tháng 4/2024.
EU chính thức rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, có hiệu lực từ năm 1998, là một thỏa thuận đa phương nhằm bảo vệ đầu tư và thương mại trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, hiệp ước này ngày càng bị cho là không phù hợp với các mục tiêu khí hậu của EU, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Do đó, quá trình hiện đại hóa hiệp ước đã được khởi động từ năm 2018.

EU rút khỏi ECT là một động thái mạnh mẽ nhằm thể hiện quyết tâm của khối trong việc chuyển đổi sang năng lượng bền vững. Quyết định này có hiệu lực một năm sau khi thông báo được gửi đến bên lưu chi Hiệp ước.

Các quốc gia thành viên EU muốn duy trì tư cách thành viên sau khi EU chính thức rời khỏi Hiệp ước vẫn có thể tham gia bỏ phiếu tại Hội nghị Hiến chương Năng lượng sắp tới (dự kiến diễn ra vào cuối năm 2024) để thông qua việc áp dụng Hiệp ước được hiện đại hóa.

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ, bà Tinne Van der Straeten, đánh giá quyết định này là một cột mốc quan trọng trong lộ trình của Bỉ đối với Hiến chương Năng lượng. Bà cho biết Bỉ đã nỗ lực không ngừng để phá vỡ thế bế tắc phức tạp này và tìm ra sự cân bằng có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.

Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất rút khỏi ECT từ tháng 7/2023 do lo ngại hiệp ước này không còn phù hợp với mục tiêu khí hậu của EU theo Thỏa thuận Xanh và Thỏa thuận Paris, chủ yếu liên quan đến các khoản đầu tư nhiên liệu hóa thạch.

Việc EU rút khỏi ECT được xem là một bước đi quan trọng để hiện đại hóa Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, phù hợp hơn với các mục tiêu năng lượng bền vững trong tương lai.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.