EU tăng cường sản xuất công nghệ xanh nội địa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới nhằm đảm bảo sản xuất 40% tấm pin mặt trời, tua-bin gió, máy bơm nhiệt và các thiết bị công nghệ sạch khác.
EU tăng cường sản xuất công nghệ xanh nội địa. Ảnh: Purchase Licensing Rights
EU tăng cường sản xuất công nghệ xanh nội địa. Ảnh: Purchase Licensing Rights

Luật mới có tên Đạo luật công nghiệp Net Zero (NZIA), được thiết kế để thúc đẩy sản xuất các công nghệ xanh trong EU và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu, dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới.

NZIA là một bước tiến quan trọng trong kế hoạch của EU nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính và trở thành nhà sản xuất công nghệ xanh hàng đầu thế giới. Mục tiêu của đạo luật này là hỗ trợ các ngành công nghiệp then chốt như sản xuất pin, pin nhiên liệu và thiết bị điện phân. Đồng thời giúp ngành công nghiệp châu Âu cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Châu Âu đang phải đối mặt với hai thách thức lớn trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới, dự kiến ​​sẽ chiếm 80% thị phần toàn cầu vào năm 2025. Điều này khiến châu Âu phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ một quốc gia duy nhất, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh năng lượng và rủi ro chuỗi cung ứng.

Đạo luật Giảm lạm phát của Hoa Kỳ tung ra gói hỗ trợ khổng lồ 369 tỷ USD dành cho các khoản trợ cấp và ưu đãi cho các ngành công nghiệp xanh, bao gồm cả năng lượng mặt trời. Các nhà sản xuất châu Âu có thể di dời sang Hoa Kỳ để tận dụng các khoản trợ cấp này, gây khó khăn cho ngành công nghiệp năng lượng nội địa và làm chậm tiến độ đạt được các mục tiêu khí hậu.

NZIA có một điểm sáng quan trọng: đẩy nhanh cấp phép cho các dự án sản xuất công nghệ xanh trong nước. Mục tiêu là rút ngắn thời gian cấp phép từ nhiều tháng xuống còn 6-9 tháng, giúp các dự án triển khai nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Theo quy định mới, khi mua sắm các sản phẩm công nghệ xanh, các cơ quan công quyền EU sẽ phải ưu tiên những sản phẩm bền vững và được sản xuất trong khu vực. Quy định mới này yêu cầu các cơ quan xem xét tính bền vững và khả năng phục hồi của sản phẩm bên cạnh giá cả, chiếm 30% trọng số trong quá trình đánh giá thầu.

Mục tiêu của EU được đánh giá là đầy tham vọng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Hiện nay, các nhà sản xuất EU chỉ cung cấp chưa đến 3% lượng pin mặt trời được sử dụng trong khu vực, và họ đang gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

Theo Reuters
Bình luận
Bộ Công Thương đã ban hành thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức. Ảnh: TTXVN
Bộ Công Thương quy định danh mục và thời hạn chuyển đổi vị trí làm việc
(Ngày Nay) - Bộ Công Thương đã ban hành thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức. Theo đó, Thông tư số 41/2024/TT-BCT của Bộ Công Thương Quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí làm việc đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công thương ở địa phương gồm 5 điều.