EU được kỳ vọng sẽ phục hồi kinh tế trong quý II/2021

0:00 / 0:00
0:00
Kinh tế EU có thể phục hồi trong quý II/2021, khi việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 được tăng tốc cho phép các chính phủ dỡ bỏ dần các biện pháp cách ly xã hội.
EU được kỳ vọng sẽ phục hồi kinh tế trong quý II/2021

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách kinh tế Valdis Dombrovskis cho biết nền kinh tế châu Âu có thể sẽ phục hồi trong quý II/2021, khi việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 được tăng tốc cho phép các chính phủ dỡ bỏ dần các biện pháp cách ly xã hội.

Trả lời một cuộc phỏng vấn, ông Dombrovskis đánh giá đó thực sự là kỳ vọng của Liên minh châu Âu (EU) và với việc điều chỉnh phù hợp các biện pháp hạn chế để phòng dịch và triển khai tiêm chủng đại trà, khối sẽ có thể dần dần tìm lại đà tăng trưởng kinh tế khả quan hơn vào quý II tới.

Nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm 0,7% trong quý IV/2020 so với quý trước đó và được dự báo sẽ suy giảm ít hơn trong quý đầu tiên của năm nay.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay, nhưng nền kinh tế của Eurozone chỉ có thể bắt kịp vào đầu năm tới.

Theo ông Dombrovskis, sở dĩ châu Âu phục hồi chậm hơn là vì các cơ quan quản lý y tế EU mất nhiều thời gian hơn Mỹ hay Anh trong việc phê duyệt vaccine cho người dân.

Nhưng ông cho rằng các biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng của EU là cần thiết, căn cứ vào sự hoài nghi về các phong trào chống vaccine vốn rất mạnh mẽ ở một số nước thành viên và EU cần chắc chắn rằng vaccine phải thực sự an toàn vì lý do sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, một nguyên do khác là nhận thức của cộng đồng, vì điều quan trọng là đảm bảo rằng việc tiêm chủng được chấp nhận rộng rãi và mọi người dân thực sự sẵn sàng tiêm chủng.

Phó chủ tịch EC nhấn mạnh rằng việc triển khai vaccine hiện đang đạt tốc độ nhanh chóng với 3 loại đã được EU phê duyệt và đang được triển khai. Ông cho biết EU sẽ nhận được 33 triệu liều vào tháng 2, tiếp đó là 55 triệu vào tháng 3 và 300 triệu trong quý II.

Ông nói tốc độ tiêm chủng sẽ tăng lên rất nhiều trong những ngày và tuần tới. Tuy nhiên, nền kinh tế của khối 27 quốc gia EU có thể sẽ không phục hồi như trước đại dịch cho đến năm sau. Nền kinh tế châu Âu được kỳ vọng sẽ trở lại mức trước khủng hoảng vào năm 2022.

Sự phục hồi của châu Âu cũng sẽ được thúc đẩy nhờ kế hoạch vay và chi 750 tỷ euro của EU sơ bộ được triển khai giúp cho nền kinh tế của khối xanh hơn và sẵn sàng cho kỷ nguyên kỹ thuật số.

Nghị viện châu Âu dự kiến sẽ thông qua trong ngày 9/2 phần quan trọng của kế hoạch này, theo đó phân phối cho chính phủ các nước thành viên 672,5 tỷ euro thông qua các khoản vay và viện trợ không hoàn lại nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và giúp các nước chống chọi tốt hơn với những cú sốc trong tương lai.

Sau khi được Nghị viện thông qua, các quốc gia EU sẽ bắt đầu đệ trình vào cuối tháng này cho đến cuối tháng 4 các kế hoạch chính thức về cách sử dụng phần tiền mặt đó cho các dự án đã được thảo luận từ năm ngoái.

Cho đến nay, gần như toàn bộ 18 dự thảo kế hoạch quốc gia và 6 dự thảo kế hoạch từng phần đã được Ủy ban xem xét đều nỗ lực để đáp ứng yêu cầu rằng 37% số tiền phải được chi để làm cho nền kinh tế xanh hơn và 20% để tăng cường năng lực kỹ thuật số.

Ông Dombrovskis cho biết các kế hoạch cho đến nay được xây dựng chi tiết hơn về cách thức chi tiêu hơn là những phương án cần thiết để cải tổ các nền kinh tế, trong khi đây là một phần quan trọng không kém của kế hoạch.

Hiện kế hoạch của nhiều quốc gia cũng đang thiếu chi tiết cần thiết về các mục tiêu và cột mốc quan trọng, và nếu chúng không được hoàn thành thì cơ quan điều hành của EU sẽ không thể cho phép giải ngân.

Các bộ trưởng tài chính EU sẽ thảo luận về thời điểm bắt đầu hạn chế hỗ trợ tài chính trong quý II, nhưng gói kích thích tài chính đã được quyết định duy trì cho đến cuối năm 2021.

Theo BNews
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.