EU hứng tổn thất khi trừng phạt Moskva

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Ngoại giao Nga cho biết chính sách trừng phạt nhằm vào nước này đã khiến các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) thiệt hại khoảng 1.500 tỷ USD.
EU hứng tổn thất khi trừng phạt Moskva

“Toàn bộ tổn thất mà EU phải gánh chịu do việc áp dụng các lệnh trừng phạt và các quyết định cắt giảm hợp tác với Nga, theo ước tính, đã lên tới khoảng 1.500 tỷ USD”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko nói với các nhà báo bên lề Diễn đàn kinh tế Á-Âu Verona ở Samarkand, Uzbekistan ngày 3/11.

Quan chức ngoại giao cấp cao Nga nói thêm ông không thấy tín hiệu EU sẽ rút lại chính sách đối với Moskva trong tương lai gần.

Ông lưu ý thương mại song phương giữa Nga và các nước thành viên EU đã lên tới 417 tỷ USD vào năm 2013 và khẳng định con số này có thể đạt tới 700 tỷ USD trong năm nay nếu không có các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thứ trưởng Grushko nói rõ khối lượng giao dịch giữa EU và Nga đạt tổng cộng 200 tỷ USD vào năm 2022, nhưng dự kiến giảm xuống dưới 100 tỷ USD vào cuối năm 2023.

“Năm tới, con số sẽ tiếp tục giảm xuống còn 50 tỷ USD và sau đó sẽ về 0”, vị quan chức cảnh báo.

Theo ví dụ mà nhà ngoại giao đưa ra, ngành công nghiệp Đức hiện phải mua khí đốt tự nhiên với giá cao gấp ba lần so với giá ở Mỹ. Ông nhấn mạnh các dây chuyền sản xuất đang dần chuyển sang Bắc Mỹ bất chấp các dấu hiệu đỏ đang được các doanh nghiệp Đức đưa ra.

Cho đến nay, Brussels đã đưa ra 11 gói trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine. Các quan chức ở EU và Mỹ nhiều lần thừa nhận tác động tiêu cực của các biện pháp đối với Nga chưa đáng kể như mong đợi.

Trong năm 2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhiều lần nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga. IMF cho biết: "Sự gia tăng tăng trưởng GDP phản ánh thực tế kích thích tài chính đáng kể, đầu tư và tiêu dùng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt".

Được biết, sau khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.