Gậy sắt gắn đinh lính Trung Quốc dùng tấn công binh sĩ Ấn Độ

Một quan chức Ấn Độ gửi cho truyền thông ảnh những cây gậy sắt gắn đinh tua tủa được lính Trung Quốc sử dụng trong vụ ẩu đả ở biên giới.
Hình ảnh gậy sắt gắn đinh của lính Trung Quốc được quan chức biên giới Ấn Độ gửi cho truyền thông hôm nay. Ảnh: BBC.
Hình ảnh gậy sắt gắn đinh của lính Trung Quốc được quan chức biên giới Ấn Độ gửi cho truyền thông hôm nay. Ảnh: BBC.

Một quan chức Ấn Độ gửi cho truyền thông ảnh những cây gậy sắt gắn đinh tua tủa được lính Trung Quốc sử dụng trong vụ ẩu đả ở biên giới.

Một quan chức cấp cao Ấn Độ tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc hôm nay gửi cho BBC bức ảnh cho thấy những vũ khí thô sơ mà họ thu được tại nơi diễn ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tối 15/6. Hình ảnh cho thấy những cây gậy sắt được hàn rất nhiều đinh ở một đầu, nhằm tăng tối đa tính sát thương.

Quan chức này khẳng định quân đội Trung Quốc đã sử dụng loại vũ khí này trong cuộc đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Hình ảnh về loại vũ khí thô sơ tự chế này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Ấn Độ.

"Những gậy sắt gắn đinh được binh sĩ Ấn Độ thu được từ địa điểm đối đầu ở thung lũng Galwan, nơi lính Trung Quốc tấn công một nhóm tuần tra Ấn Độ và giết 20 người. Sự man rợ này phải bị lên án. Đây là côn đồ, không phải lính", nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đăng trên Twitter bức ảnh này, viết.

Hình ảnh gậy sắt gắn đinh của lính Trung Quốc được quan chức biên giới Ấn Độ gửi cho truyền thông hôm nay. Ảnh: BBC.

Cựu chủ tịch quốc hội Ấn Độ Rahul Gandhi cũng lên tiếng sau khi xem bức ảnh. "Sao Trung Quốc dám giết những binh sĩ không vũ trang của chúng ta. Sao chúng ta lại khiến những binh sĩ không được vũ trang này phải ngã xuống", ông Gandhi cho hay.

Việc binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc không sử dụng súng khi đụng độ bắt nguồn từ thỏa thuận song phương năm 1996 rằng súng và các thiết bị nổ bị cấm dọc biên giới tranh chấp để ngăn căng thẳng leo thang.

Vài giờ sau bài đăng Twitter của ông Gandhi, Ngoại trưởng S Jaishankar khẳng định tất cả binh sĩ làm nhiệm vụ biên giới luôn mang theo vũ khí, đặc biệt khi rời đồn, và nhóm tuần tra ở thung lũng Galwan hôm 15/6 cũng vậy. "Tuy nhiên, từ lâu chúng ta đã tuân theo thỏa thuận không sử dụng súng trong các cuộc đối đầu", ông viết.

Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về thông tin trên.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả vào tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy tiểu đoàn Bihar 16. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong vụ ẩu đả, nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.

Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ lỗi cho nhau trong vụ ẩu đả. Tuy nhiên, giới chức hai nước đang nỗ lực liên lạc để giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại, tránh leo thang thành xung đột quân sự.

Theo Vnexpress
Thành phố Hồ Chí Minh khoanh vùng ca mắc đậu mùa khỉ​
Thành phố Hồ Chí Minh khoanh vùng ca mắc đậu mùa khỉ​
(Ngày Nay) - Liên quan đến 2 ca đậu mùa khỉ tại Đồng Nai và Bình Dương, tối 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đã điều tra, lập danh sách 8 người tiếp xúc gần với người bệnh và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 21 ngày.
Hàn Quốc chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Trung Thu
Hàn Quốc chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Trung Thu
(Ngày Nay) - Trung Thu là kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Hàn Quốc. Đặc biệt Trung Thu năm nay, lần đầu tiên Hàn Quốc cho phép nghỉ 6 ngày liên tục bắt đầu từ 28/9. Chính vì vậy, số người Hàn Quốc dự kiến về quê, du lịch, thăm thân sẽ tăng đột biến.
Công dụng chống lão hóa da của tảo nâu
Công dụng chống lão hóa da của tảo nâu
(Ngày Nay) - Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố, tảo nâu (rong biển nâu) chỉ có tại khu vực biển thuộc bang Nam Australia có chứa chất chống lão hóa.
Nhật Bản chưa phát hiện chất phóng xạ trong cá
Nhật Bản chưa phát hiện chất phóng xạ trong cá
(Ngày Nay) - Ngày 25/9, Chính phủ Nhật Bản cho biết không phát hiện tritium trong các mẫu cá đánh bắt từ các vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ cách đây 1 tháng.