Cụ thể, vào 7h sáng nay, giá vàng thế giới đã giảm mạnh còn 1279 USD/Oz, tương đương 35,4 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 8 USD/Oz so với phiên hôm qua.
Giá vàng thế giới đêm qua điều chỉnh giảm từ đỉnh cao trong 9 tuần qua do giới đầu tư chốt lời sau khi căng thẳng Mỹ -Triều Tiên hạ nhiệt và đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, vàng vẫn rập rình tăng giá vì bất ổn chưa thể tan biến trong ngắn hạn.
Cho dù đồng USD giảm và căng thẳng Mỹ Triều hạ nhiệt nhưng vàng được dự báo có thể sớm lập đỉnh mới, tăng lên ngưỡng 1.400 USD/ounce trong khoảng thời gian từ giờ tới cuối năm bởi yếu tố cốt lõi dẫn tới xung đột Mỹ - Triều khó có thể giải quyết trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ vàng Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ gia tăng khi 2 quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới sắp bước vào mùa cao điểm.
Nhận định về giá vàng tuần này cả Wall Street và Main Street đều chưa có nhận định nhất quán về xu hướng giá vàng. Theo đó, các nhà đầu tư và nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát qua Wall Street với nhận định: 53% tăng, 12% giảm, 35% trung lập. Còn tại cuộc khảo sát qua Main Street, các nhà đầu tư nhận định về giá vàng tuần này: 47% tăng, 31% giảm, 22 % quan điểm trung lập.
Về giá vàng trong nước, chốt phiên ngày hôm qua, Tập Đoàn VBĐQ DOJI đã cho niêm yết giá vàng ở mức 3635-3642, giảm khoảng 30 nghìn đồng/lượng so với phiên hôm qua.
Trong khi đó, Công ty VBĐQ Phú Nhuận chốt phiên ở ngưỡng 3631 (mua vào) - 3649 (bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng trong nước cũng ghi nhận sự chuyển biến rõ nét, khi thẳng tiến sát ngưỡng 3650 - mức cao nhất trong gần 4 tháng qua. Tuy nhiên, thị trường trong nước mới chỉ tương tác ở khía cạnh tăng giá nhưng chưa thu hút được nhu cầu đầu tư. Cũng bởi vậy, tín hiệu ấm dần của giá vàng chưa đủ sức giúp cho thị trường trong nước diễn biến sôi động ở phiên cuối tuần.
DOJI dự báo,chắc chắn sức hút của vàng sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ hơn nữa trong ngắn hạn.