Gian lận Sơn La: Hoãn phiên tòa xét xử vì nhiều người được triệu tập vắng mặt

(Ngày Nay) - Tại phiên toà xét xử vụ gian lận điểm thi tại Sơn La sáng 16/9, HĐXX quyết định hoãn phiên toà do người có quyền nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vắng mặt.
Bị cáo Lò Văn Huynh tại phiên tòa sáng 16-9 - Ảnh: Tuổi Trẻ
Bị cáo Lò Văn Huynh tại phiên tòa sáng 16-9 - Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo thông tin đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, sáng 16/9, TAND tỉnh Sơn La xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này.

Đây là vụ đầu tiên trong các vụ án gian lận thi cử kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 bị đưa ra xét xử.

Phiên tòa được xét xử công khai và dự kiến kéo dài 5 ngày. Hội đồng xét xử gồm 5 người do thẩm phán Quản Hữu Chiến là chủ tọa. Đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa là 2 kiểm sát viên Lê Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Thành.

Có 8 luật sư tham gia bào chữa cho 8 bị cáo.

Gian lận Sơn La: Hoãn phiên tòa xét xử vì nhiều người được triệu tập vắng mặt ảnh 1

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga được áp giải tới phiên tòa.

Ngay từ sáng sớm, an ninh xung quanh tòa án được thắt chặt. Lực lượng công an tổ chức phân luồng giao thông trên đường Tô Hiệu, TP Sơn La phục vụ phiên tòa. Tất cả những người ra vào và nhà báo tham dự phiên tòa đều được lực lượng an ninh kiểm tra giấy tờ và cấp thẻ.

8 bị can được đưa ra xét xử gồm: Trần Xuân Yến (nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La), Lò Văn Huynh, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Nga (trưởng phòng, phó phòng và chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Đặng Hữu Thủy (phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Cầm Thị Bun Sọn (phó phòng chính trị tư tưởng), Đỗ Khắc Hưng (nguyên trung tá) và Đinh Hải Sơn (nguyên thiếu tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).

Những người này bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Khoảng 7h45, thư ký phiên tòa tiến hành điểm danh. Cả 8 bị cáo đang bị bắt tạm giam hoặc tại ngoại đều có mặt đầy đủ.

Lúc 9h, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa với lý do có quá nhiều người được tòa triệu tập nhưng vắng mặt.

Gian lận Sơn La: Hoãn phiên tòa xét xử vì nhiều người được triệu tập vắng mặt ảnh 2

Bị cáo Trần Xuân Yến - nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La - Ảnh: Tuổi Trẻ

Ghi nhận của PV báo Pháp Luật TP.HCM, tại tòa hôm 16/9, HĐXX triệu tập 91 người liên quan và người làm chứng. Trong số này nhiều người là phụ huynh, thí sinh được nâng điểm và lãnh đạo một số sở, cơ quan thuộc tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, khi thư ký điểm danh, hầu hết đều vắng mặt. Điển hình có ông Hoàng Tiến Đức (nguyên Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Sơn La), Nguyễn Duy Hoàng (Phó Giám đốc sở GD&ĐT), Đỗ Kim Quang (Giám đốc VNPT Sơn La), Lê Trọng Bình (Phó Chủ tịch UBND TP.Sơn La), Phan Ngọc Sơn (Chánh thanh tra sở GD&ĐT)…

Theo thư ký thông báo, trong số 48 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì có mặt 4 người, trong đó có đại diện sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, 22 người có đơn xin xét xử vắng mặt, 22 người không có đơn.

Trong số 43 người làm chứng thì 12 người có mặt, 15 người có đơn xin vắng mặt, 16 người không có đơn.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.