Kiểm tra, giám sát công tác thi đua khen thưởng tại Bộ GD - ĐT

Chiều 10/12, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đã có chương trình kiểm tra, giám sát công tác thi đua khen thưởng năm 2019 tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết: Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã đổi mới cơ bản trong việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua theo hướng sát thực tế, hướng về nhà giáo và người trực tiếp giảng dạy. Bộ tiêu chí thi đua đã được định lượng, rõ ràng, công khai, có minh chứng, sản phẩm khi đánh giá.

Khối giáo dục đại học đã từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của khu vực và quốc tế; đánh giá sự tiến bộ của chính cá nhân, tập thể đó, không áp đặt chỉ tiêu thi đua quá cao so với năng lực thực tế của mỗi tập thể, cá nhân, không chạy theo thành tích. Để khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát những văn bản dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục; giảm các thủ tục hành chính…

Đặc biệt, ngành ưu tiên khen thưởng người trực tiếp lao động theo tỷ lệ 2/3 trong tổng số người được khen, đúng tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị; thực hiện lấy kết quả xét, đánh giá công chức, viên chức, người lao động hàng năm làm căn cứ chủ yếu để xét thi đua, khen thưởng ở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc Bộ, từng bước giảm các việc làm hình thức, kém hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm, công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong ngành vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục như: một số đơn vị, cơ sở giáo dục chưa quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng; việc tổ chức phong trào thi đua còn hình thức, chưa thực chất; phong trào thi đua, khen thưởng chưa trở thành động lực mạnh mẽ, chưa thực sự là công cụ quản lý nhà nước quan trọng, góp phần phát triển giáo dục; chưa lôi cuốn được nhiều người tài, tập thể giỏi thực sự hào hứng tham gia; tính kịp thời trong khen thưởng còn hạn chế, hiệu quả chưa cao…

Kiểm tra, giám sát công tác thi đua khen thưởng tại Bộ GD - ĐT ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu trong buổi làm việc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng chia sẻ: Ngành Giáo dục có hơn 23 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1,5 triệu giáo viên, là lực lượng cần được tuyên dương, khen thưởng. Do đó, ngành rất quan tâm đến việc xây dựng thể chế về thi đua, khen thưởng, có nhiều đổi mới, chú trọng các phong trào thi đua của ngành để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên. Vì vậy, bệnh thành tích có xu hướng giảm, tính tích cực tăng lên. Việc bình xét thi đua bám sát vào thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp trọng tâm của ngành Giáo dục.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đánh giá: Năm 2019, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giúp Chính phủ hoàn thành 12/12 chỉ tiêu của Quốc hội giao. Chất lượng giáo dục đã nâng lên đáng kể: Giáo dục mầm non đạt chuẩn mầm non với trẻ 5 tuổi. Giáo dục phổ thông chuyển biến tích cực. Giáo dục đại học ngày càng được nâng cao. Một số trường đã tự chủ được tài chính, có trường nằm trong top 1.000 trường thế giới.

Bên cạnh đó, công tác thi cử đã được cải tiến, được xã hội thừa nhận. Công tác quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâm. Hệ thống trường lớp được quan tâm xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Đội ngũ giáo viên ngày càng chuẩn hóa, tiệm cận với chuẩn quốc tế. Nhiều giáo viên xung phong giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo theo tinh thần "Tất cả vì học sinh thân yêu". Công tác thi đua, khen thưởng thực hiện bài bản, nghiêm túc, có hướng dẫn, đánh giá, tổng kết, sơ kết. Các phong trào thi đua hướng đến giáo viên và học sinh, kiên quyết không chạy theo thành tích, phù hợp với thực tiễn.

Phó Chủ tịch nước yêu cầu trong năm tới, ngành Giáo dục cần tập trung cho việc chuẩn bị sách giáo khoa mới, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, tập huấn kỹ trong việc triển khai, hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với từng địa phương. Đồng thời, ngành Giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách dạy, cách học, tiếp cận với phương pháp của thế giới, phát huy tư duy sáng tạo của người học; đặt lại phương châm, trọng tâm của ngành giáo dục, chú trọng dạy người; kết nối với các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để quan tâm, thu hút học sinh, sinh viên du học ở nước ngoài.

Giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt ở nước ngoài cần được đổi mới phù hợp hơn nữa. Ngành Giáo dục cũng cần quan tâm, đầu tư cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vì hiện nay 21% người dân tộc thiểu số chưa đọc - thông viết thạo; tăng cường công tác thanh tra, phòng chống gian lận thi cử, đảm bảo trung thực trong giáo dục, bằng cấp; phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em; quan tâm xử lý tình trạng lạm thu; quản lý điểm trường mầm non dân lập, tư thục; đảm bảo an toàn trong việc đưa đón học sinh…

Về công tác thi đua khen thưởng, Phó Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua. chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2020. Đặc biệt, ngành cần chú trọng quan tâm, biểu dương các giáo viên, học sinh, sinh viên vượt khó vươn lên trong giảng dạy và học tập, đạt được thành tích cao.

Theo TTXVN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.