Theo Hướng dẫn này của Sở Quy hoạch- Kiến trúc, trong phạm vi khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 2 khu vực. Khu vực nội đô lịch sử, giới hạn từ vành đai 2 trở vào (các khu vực đã có quy hoạch, quy chế quản lý riêng gồm khu Trung tâm Chính trị Ba Đình, khu vực phố cổ Hà Nội thực hiện theo quy hoạch, quy chế quản lý riêng được cấp thẩm thẩm quyền phê duyệt). Khu vực nội đô mở rộng, phát triển mới, giới hạn từ vành đai 2 đến vành đai 4 và các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái.
Các dự án nghiên cứu bổ sung diện tích tầng hầm; Đối với nhà ở, không phân biệt các loại công trình nhà ở như chung cư cao cấp, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, tái định cư... (chỉ tiêu theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24/6/2013).
Công trình công cộng, hỗn hợp, cơ quan như văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại..., các công trình hỗn hợp, dịch vụ đô thị (dạy nghề, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông...) cấp thành phố và khu vực. Các dự án khuyến khích bổ sung diện tích tầng hầm (phải đảm bảo đáp ứng đủ chỗ đỗ xe cho nhu cầu của bản thân công trình theo quy định).
Các công trình không được phép bố trí gara ô tô tại tầng hầm theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 08:2009 của Bộ Xây dựng như: Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và người khuyết tật, bệnh viện, khôi nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em; các trường phổ thông, cơ sở đào tạo ngoài trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường kỹ thuật dạy nghề. Khuyến khích xây dựng tầng hầm bố trí chỗ đe xe đạp, xe máy hoặc xây dựng tầng hầm bên dưới các khối nhà hành chính, văn phòng để bố trí ga ra ô tô nhằm tăng diện tích trồng cây xanh trên mặt bằng đảm bảo cảnh quan, môi trường trong khuôn viên dự án.