Hạn mặn ở ĐBSCL: Liên Hợp Quốc phải mở quỹ khẩn cấp toàn cầu hỗ trợ

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã mở quỹ khẩn cấp toàn cầu hỗ trợ người dân ĐBSCL chống chọi với hạn mặn.
Hạn mặn năm 2020 ở ĐBSCL rất khốc liệt và có diễn biến phức tạp.
Hạn mặn năm 2020 ở ĐBSCL rất khốc liệt và có diễn biến phức tạp.

Trước tình hình hạn mặn diễn biến hết sức khốc liệt ở ĐBSCL, hưởng ứng lời kêu gọi của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Bộ NN & PTNT), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) với vị thế là một tổ chức lớn, luôn đi đầu trong các hoạt động hỗ trợ phòng chống thiên tai, đã mở quỹ khẩn cấp toàn cầu hỗ trợ người dân ĐBSCL chống chọi với hạn mặn.

Bà Caitlin Wiesen đại diện tổ chức UNDP cho biết, trước tình hình hạn mặn diễn ra hết sức khốc liệt ở ĐBSCL, hưởng ứng lời kêu gọi của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Bộ NN&PTNT, UNDP đã chủ động phối hợp cùng Tổng cục Phòng, chống thiên tai thành lập các đoàn đánh giá nhanh về hạn mặn, cung cấp thông tin để các thành viên khác trong Đối tác có cơ sở hỗ trợ.

Hạn mặn ở ĐBSCL: Liên Hợp Quốc phải mở quỹ khẩn cấp toàn cầu hỗ trợ ảnh 1

Bà Caitlin Wiesen đại diện tổ chức UNDP phát biểu.

Cụ thể, trong buổi ký ký thỏa thuận về hỗ trợ hạn mặn cho các tỉnh chịu ảnh hưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra tại Hà Nội vào ngày 17/3, UNDP đã chính thức trao cho nhân dân ĐBSCL thông qua Bộ NN&PTNT gói hỗ trợ 185.000 USD từ quỹ khẩn cấp toàn cầu để hỗ trợ ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Các hoạt động của UNDP bao gồm: Cung cấp 300 bồn trữ nước cho các hộ dân chịu ảnh hưởng tại Bến Tre và hỗ trợ sinh kế cho 176 hộ ở Cà Mau. Họat động đánh giá tác động của hạn hán đến sinh kế, khả năng tiếp cận nước ngọt, sụt lún đất. Hỗ trợ về đối thoại chính sách trong phòng chống thiên tai hạn mặn. Ứng dụng công nghệ di động để cập nhật thiệt hại do thiên tai, trong đó có hạn mặn.

Hạn mặn ở ĐBSCL: Liên Hợp Quốc phải mở quỹ khẩn cấp toàn cầu hỗ trợ ảnh 2

Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Hoàng Hiệp – Chủ tịch Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tiếp nhận hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ: “Đây là đợt hạn mặn lịch sử của Việt Nam tại ĐBSCL. Chưa năm nào hạn vào sâu như vậy. Đặc biệt năm nay mặn xâm nhập sớm hơn bình thường 1,5 tháng. Một số địa điểm chúng tôi đo được ranh mặt vào sâu 90km”.

Theo ông Hiệp, sức chịu đựng của con người là có hạn. Người dân ĐBSCL đang gặp khó khăn về nguồn nước phục vụ cả sinh hoạt lẫn sản xuất.

Hạn mặn ở ĐBSCL: Liên Hợp Quốc phải mở quỹ khẩn cấp toàn cầu hỗ trợ ảnh 3

Đại diện UNDP và Bộ NN&PTNT chụp ảnh lưu niệm.

"Người Việt Nam có câu một miếng khi đói bằng một gói khi no, và sự có mặt của UNDP trong việc hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn có ý nghĩa rất quan trọng. Chính phủ Việt Nam không ngồi yên mà sẽ nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã cam kết với Thủ tướng sẽ kiểm soát được xâm nhập mặn, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân ĐBSCL và sẽ chủ động về nguồn nước phục vụ cả sinh hoạt lẫn sản xuất trong thời gian tới", ông Hiện nhấn mạnh./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.