Tuy nhiên, tình cảnh của người dân Cộng hòa Congo không được quan tâm thỏa đáng do những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại các nước láng giềng.
Có ít nhất 165.000 người cần được cứu trợ và khoảng 50.000 người đã buộc phải rời khỏi nhà của mình tại tỉnh Pool ở miền Đông Nam, nơi chính phủ bắt đầu một chiến dịch quân sự từ tháng 4/2016 để trấn áp cuộc nổi dậy của một nhóm phiến quân.
Trước đó, ngày 18/7, Chính phủ Cộng hòa Congo và Liên hợp quốc đã cùng đưa ra lời kêu gọi nguồn quỹ khẩn cấp 23,7 triệu USD để trợ giúp khu vực Pool.
Ông Anthony Ohemeng Boamah, điều phối viên về hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc, cho biết tình hình nhân đạo tại Pool có nguy cơ bị xao lãng do quốc tế đang tập trung vào cuộc xung đột và tình trạng mất nhà cửa nghiêm trọng tại nước Cộng hòa Trung Phi và nước Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ông cho biết số người mất nhà cửa và cần cứu trợ tại Pool có lẽ còn cao cả con số thông kê, vì các nhân viên Liên hợp quốc không thể tiếp cận được tới 8 trên 13 tỉnh ở vùng này do bạo lực, đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn người có thể đang bị mắc kẹt, không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Trong một thông cáo khác, người đứng đầu phái bộ Liên hợp quốc (Monusco) tại Cộng hòa dân chủ Congo Maman Sidikou tuyên bố trong khuôn khổ thay đổi cách thức hoạt động của cơ quan này, Monuscos sẽ đóng cửa 5 căn cứ cố định tại các vùng lãnh thổ Walikale, Masisi Lubero ở Bắc Kivu kể từ 31/7 tới. Cách thức hoạt động mới bao gồm ưu tiên tính lưu động và tính linh hoạt của hoạt động quân sự.
Theo các số liệu của Liên hợp quốc, tình trạng bất ổn gia tăng gần đây ở Cộng hòa dân chủ Congo đã làm hơn 400 người thiệt mạng và buộc hơn 1,2 triệu người rời bỏ nhà đi lánh nạn. Tuy nhiên, số liệu thống kê sơ bộ của người dân địa phương thì số người thiệt mạng trong các vụ xung đột vũ trang tại quốc gia này có thể lên đến 3.000 người