Hàng nghìn người bỏ chạy khỏi thành trì cuối cùng của IS tại Syria

Kể từ ngày 21/1, gần 5.000 người, trong đó có khoảng 500 tay súng "Nhà nước Hồi giáo" (IS), tự xưng đã rời khỏi thành trì cuối cùng của nhóm này ở miền Đông Syria, trong bối cảnh tổ chức cực đoan này liên tiếp thất bại trước các cuộc tấn công của các lực lượng do người Kurd đứng đầu.
Xe buýt chở các tay súng nổi dậy cùng gia đình rời khỏi thành phố Harasta, ngoại ô Đông Ghouta ngày 22/3/2018. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Xe buýt chở các tay súng nổi dậy cùng gia đình rời khỏi thành phố Harasta, ngoại ô Đông Ghouta ngày 22/3/2018. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), đã có khoảng 4.900 người, đa số là phụ nữ và trẻ em, lên xe tải rời khỏi khu vực nằm dưới quyền kiểm soát cuối cùng của nhóm IS tại tỉnh Deir Ezzor. Riêng trong ngày 22/1, đã có 3.500 người rời khỏi khu vực trên. Đa số những người này là thân nhân của các tay súng IS.  

Như vậy, kể từ đầu tháng 12/2018, gần 27.000 người bao gồm 1.800 phiến quân chấp nhận đầu hàng, đã rời bỏ các khu vực từng nằm dưới quyền kiểm soát của IS. 

Trong nhiều tuần qua, Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) - một liên minh giữa các nhóm Arab và người Kurd được Mỹ bảo trợ - đã tái chiếm nhiều làng ở khu vực phía Đông từ tay IS, bao gồm Hajin, Al-Shaafa và Sousa, tại  Deir Ezzor. Theo SOHR, IS hiện chỉ kiểm soát khu vực với diện tích 10 km2 ở tỉnh này.  

Kể từ tháng 9 năm ngoái, các lực lượng do người Kurd đứng đầu, dưới sự yểm trợ của các cuộc không kích do liên minh quốc tế chống IS do Mỹ dẫn đầu, đã đẩy lùi IS ra khỏi thành trì của chúng ở Deir Ezzor.

Lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ đã dẫn đầu cuộc chiến chống IS tại Syria, sau khi IS giành được phần lớn lãnh thổ quốc gia Trung Đông này cùng nước láng giềng Iraq vào năm 2014. Tuy nhiên, sau khi Mỹ công bố kế hoạch rút quân khỏi Syria, người Kurd đã phải tìm cách liên minh với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch tấn công các lực lượng người Kurd.

Thống kê cho thấy kể từ khi bùng phát từ hồi năm 2011, cuộc xung đột tại Syria đã cướp đi sinh mạng của 360.000 người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Theo TTXVN
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.