Hãng tàu biển lỗ 3.400 tỷ xin đổi tên

(Ngày Nay) - Sau 5 năm thua lỗ liên tiếp, công ty thành viên của Vinalines quyết định đổi tên để chờ ngân hàng khoanh và xoá khoản nợ gần 4.900 tỷ đồng.
    Thị trường vận tải biển lao dốc khiến Nosco thua lỗ suốt 5 năm liên tiếp.
    Thị trường vận tải biển lao dốc khiến Nosco thua lỗ suốt 5 năm liên tiếp.

    Công ty cổ phần Vận tải biển Bắc (Nosco, mã CK: NOS) vừa công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, trong đó đáng chú ý là thông qua việc đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông.

    Theo lý giải của ông Trịnh Hữu Lương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty thì việc đổi tên nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình kết nối với các đối tác, khách hàng khi giao dịch và kinh doanh theo hướng phát triển mới của công ty trong giai đoạn mới... Sau khi thực hiện thủ tục đổi tên trong thời hạn một năm kể từ ngày ra quyết định, nhiều đối tác cam kết sẽ hợp tác để khoanh nợ, xoá nợ và tiếp tục đầu tư.

    Do tình hình kinh doanh bết bát kéo dài nhiều năm liên tiếp, ban lãnh đạo công ty từng tính đến việc thực hiện thủ tục phá sản theo luật. Tuy nhiên, vì bán hết tài sản hiện có cũng không đủ trả nợ vay nên một số ngân hàng đồng ý hỗ trợ để công ty tiếp tục hoạt động, từng bước cải thiện tình hình và xử lý nợ.

    Tính đến cuối quý I năm nay, tổng nợ phải trả của Noso vượt hơn 4.878 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 56%, phần còn lại là các khoản vay dài hạn để mua tàu. Hiện Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank là 2 chủ nợ vay dài hạn lớn nhất của công ty.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 công bố trước đó, Nosco ghi nhận doanh thu đạt gần 155 tỷ đồng và mới hoàn thành 97% kế hoạch đề ra. Tuy giảm mạnh so với năm trước, nhưng lỗ sau thuế giảm mạnh so với năm trước vẫn ở mức cao là 340 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế của cổ đông công ty mẹ lên xấp xỉ 3.400 tỷ đồng. Kết quả này khiến đơn vị kiểm toán đặt nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục nếu công ty không tiếp tục nhận được sự đầu tư vốn của các chủ sở hữu.

    Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung của thị trường vận tải biển là hàng hoá khan hiếm, sự cạnh tranh gay gắt khiến cước vận tải giảm bình quân từ 30% đến 50% một chuyến… thì việc số lượng tàu giảm xuống còn 5 chiếc cũng khiến nguồn thu bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Ban lãnh đạo công ty nhận định, thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc nên sẽ tạm dừng đầu tư các dự án mới để tập trung khai thác đội tàu hiện có, thắt chặt chi tiêu tối đa. Công ty dự kiến sẽ chuyển đổi linh hoạt giữa hình thức cho thuê tàu và tự khai thác để tăng hiệu suất hoạt động của đội tàu, tập trung vào thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu chủ lực là gạo, nông sản và hàng nội địa như than, clinker, sắt thép. Về lâu dài, nếu tình hình được cải thiện, công ty sẽ cân nhắc việc mở rộng ngành nghề kinh doanh có liên quan như dịch vụ logistics.

    Dù ký được một số hợp đồng giá trị lớn và dài hạn với đối tác trong và ngoài nước, nhưng công ty vẫn đặt mục tiêu năm nay khá thận trọng do vừa bàn giao một tàu cho các tổ chức tín dụng để xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay, các tàu khác chuẩn bị lên đà sửa chữa định kỳ. Theo đó, doanh thu năm nay dự kiến giảm gần phân nửa so với năm trước, đạt khoảng 87,5 tỷ đồng. Công ty tiếp tục đặt mục tiêu giảm lỗ tối đa, dù trong tài liệu trước phiên họp Đại hội đồng cổ đông đề xuất mức lỗ 206 tỷ đồng.

    Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc được thành lập vào năm 1993. Sau đó, công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và tiến hành cổ phần hoá. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của doanh nghiệp này khi doanh thu có thời điểm xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, nằm trong nhóm doanh nghiệp dẫn đầu ngành vận tải biển. Cách đây không lâu, Vinalines giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty xuống còn 49%, qua đó từ công ty mẹ trở thành công ty liên kết.

    Theo Vnexpress
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
    Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
    (Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
    Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
    Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
    (Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
    Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
    Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
    (Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.