Hành trình trở thành 'Bố già châu Á' của Hà Hồng Sân

(Ngày Nay) - Khi Stanley Hà Hồng Sân, người đàn ông đã biến Macao thành thánh địa cờ bạc toàn cầu, qua đời ở tuổi 98 vào tuần trước, ông đã để lại một gia tài trị giá 14,9 tỷ USD.


Ảnh chụp Hà Hồng Sân năm 1971. Ảnh: CNN
Ảnh chụp Hà Hồng Sân năm 1971. Ảnh: CNN

Sinh năm 1921, cuộc sống của cậu thiếu niên họ Hà đã gặp vô số khó khăn khi công việc kinh doanh thất bại khiến cha cậu phải bỏ trốn tới Sài Gòn, gia đình Hà không còn một xu dính túi, không lâu sau đó Thế chiến II nổ ra.

Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7/12 năm 1941, Anh và Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản xâm chiếm thuộc địa Hong Kong của Anh, bất chấp sự kháng cự quyết liệt của người dân, thành phố này đã bị xâm lược vào ngày Giáng sinh.

Hành trình trở thành 'Bố già châu Á' của Hà Hồng Sân ảnh 1

Quân đội Nhật tiến vào Hong Kong năm 1941. Ảnh: CNN

Theo hồi tưởng của Hà, khi chiến tranh nổ ra ông được giao nhiệm vụ báo động các vụ không kích. Sự xuất hiện của quân đội Nhật Bản buộc Hà phải cởi bỏ đồng phục nhằm tránh bị xử tử.

Nhưng không giống như hàng ngàn người Hong Kong chết đói thời kỳ đó, Hà Hồng Sân vẫn sống sót nhờ có sự cưu mang của một người họ hàng – Ngài Robert Hotung, một nhà tư sản giàu có bậc nhất Hong Kong.

Đến thập niên 1940, Ngài Robert sống ở Macao và cho gọi Hà, khi đó 20 tuổi, tới sống ở vùng thuộc địa Bồ Đào Nha, bởi mảnh đất này còn rất nhiều cơ hội làm giàu.

Vào những năm 1990, Hà Hồng Sân nói với nhà sử học Philip Snow, tác giả của một cuốn sách về sự sụp đổ của Hong Kong trước quân đội Nhật Bản: "Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền từ cuộc chiến".

Macao - thành phố hòa bình

Đến đầu những năm 1940, khi phần lớn lãnh thổ Trung Quốc và Đông Nam Á bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng, chỉ có duy nhất Macao thoát khỏi tình trạng này.

Bồ Đào Nha vẫn trung lập trong chiến tranh cho đến năm 1944, và bởi vậy Macao cũng được coi là vùng lãnh thổ trung lập. Thuộc địa này được quản lý bởi Thống đốc Bồ Đào Nha Gabriel Maurício Teixeira và tiến sĩ Pedro Jose Lobo.

Hành trình trở thành 'Bố già châu Á' của Hà Hồng Sân ảnh 2

Bờ biển Macao năm 1941. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản vẫn kiểm soát biển và cảng xung quanh Macao. Điều đó có nghĩa là Macao phải hợp tác với người Nhật để nhận các chuyến tàu chở thực phẩm và đồ tiếp tế. Đây là nỗ lực của chính quyền thuộc địa nhằm cân bằng giữa việc bảo vệ nền độc lập của vùng lãnh thổ cũng như tránh mang tiếng hợp tác với Phát xít Nhật.

Điều kiện thời chiến rất khó khăn với Macao. Nguồn cung lương thực thiếu thốn, lạm phát tràn lan và làn sóng tị nạn của người Trung Quốc cũng như phương Tây, nạn buôn lậu và chợ đen từ đó nở rộ.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Macao đã tạo ra Công ty Hợp tác xã Macao (CCM) và tham khảo ý kiến của Ngài Robert Hotung để tìm một người ngồi vào vị trí thư ký công ty.

Không mất nhiều thời gian để ông Hotung đề xuất Hà Hồng Sân.

CMM được cho là tổ chức quan trọng nhất ở Macao trong thời chiến, đảm nhận vai trò tìm kiếm nguồn lương thực cho người dân Macao, giữ cho nền kinh tế của vùng thuộc địa phát triển cân bằng quan hệ với người Nhật.

Theo quy định, 1/3 công ty CCM thuộc sở hữu của tiến sĩ Lobo, 1/3 thuộc sở hữu của các gia đình quyền quý Bồ Đào Nha và 1/3 thuộc người Nhật.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times hơn nửa thế kỷ sau, ông Hà nói: "Tôi phụ trách một hệ thống thương mại, giúp chính quyền Macao trao đổi máy móc và thiết bị với người Nhật, đổi lấy gạo, đường, đậu. Lúc đó tôi là người trung gian”.

Vua dầu hỏa

Với tư cách là thư ký của CMM, Hà Hồng Sân được Lobo ủy quyền để nuôi sống toàn bộ Macao bằng cách cung cấp bất kỳ thứ gì mà hòn đảo này có.

Đây không phải là công việc văn phòng. Hà phải thường xuyên di chuyển bằng thuyền với các khoản thanh toán để nhận hàng và vận chuyển trở về Macao. Công việc của là cân bằng quan hệ với chính quyền Bồ Đào Nha, quân đội Nhật Bản, các băng đảng của hội Tam Hoàng và các phe phái khác nhau của Trung Quốc.

Trong hồi ký của mình, Hà Hồng Sân nhớ lại rằng nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách nhất của ông là học tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Nhật vì tính chất của công việc.

Thậm chí Hà Hồng Sân còn phải mạo hiểm mạng sống của mình. Việc vận chuyển gạo, rau, đậu, bột, đường và các sản phẩm khác vùng biển nổi tiếng với nạn cướp biển, sẵn sàng cướp đi sinh mạng của các thuyền viên trên những con tàu xấu số.

Ngoài ra, các lực lượng tại Trung Quốc khi đó đều có thể coi hoạt động của Hà Hồng Sân là cộng tác với kẻ thù Nhật Bản. Trong khi các tàu ngầm của Anh và Mỹ có thể đánh chìm mọi con tàu mà họ nghĩ là đang làm ăn với Nhật Bản.

Trong khoảng thời gian này, Hà đã mở một nhà máy dầu hỏa khi nguồn cung nhiên liệu đang cạn kiệt, theo Joe Studwell, người đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các cộng sự của gia đình Hà cho cuốn sách "Bố già châu Á".

Đến cuối cuộc chiến, quân đội Mỹ lo ngại rằng Nhật Bản sẽ chiếm hoàn toàn Macao và sử dụng nó làm căn cứ để bảo vệ miền nam Trung Quốc và Hong Kong nên đã ném bom nhà ga xăng dầu của Macao vào đầu năm 1945 nhằm cắt nguồn cung nhiên liệu cho quân đội Nhật.

Cuộc tấn công này đã vô tình giúp Hà Hồng Sân trở thành ông “vua dầu mỏ” của Macao và giúp ông trở nên cực kỳ giàu có.

Nhân vật gây tranh cãi

 Sau chiến tranh, Hà Hồng Sân phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng ông đã hợp tác với người Nhật.

Nhưng tính trung lập trong thời chiến của Macao luôn phụ thuộc vào Nhật Bản - đặc biệt là sau khi Hong Kong bị xâm lược, do đó việc có mối quan hệ với người Nhật là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc khi đó coi hoạt động của Hà Hồng Sân và CMM là hợp tác với Nhật.

Các quan chức Trung Quốc đã cố gắng bắt giữ Hà và phải nhờ tới sự giúp đỡ của cảnh sát Macao thì tính mạng của ông mới được an toàn. Đến cuối năm 1945, vai trò của Hà Hồng Sân là quá quan trọng đối với nền kinh tế của Macao. Chính quyền Macao đã từ chối giao nộp Hà Hồng Sân cho đại lục.

Để bảo vệ mình, Hà Hồng Sân cho rằng mình bị chính quyền Bồ Đào Nha buộc phải làm vậy và nếu không “toàn bộ người dân Macao sẽ chết đói”.

Sau chiến tranh

Vào cuối Thế chiến II năm 1945, Hà Hồng Sân hay Stanley Ho đã đạt được bốn điều quan trọng - thứ nhất, ông đã củng cố mối quan hệ trọn đời với Lobo, ông chủ không chính thức của Macao.

Sau đó, vào năm 1942, ông kết hôn với con gái của một gia đình Bồ Đào Nha giàu có, giúp ông thăm thêm địa vị và bảo vệ tính mạng. Thứ ba, ông đã tích lũy được một gia tài và là trở thành một triệu phú vào sinh nhật thứ 24 của mình. Thứ tư, ông thành lập doanh nghiệp kinh doanh gạo, dầu hỏa và xây dựng.

Trong vài tuần kể từ khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Hà đã trở lại Hong Kong để đầu tư chiến lược, chẳng hạn như mua một chiếc thuyền để bắt đầu dịch vụ phà ầu tiên giữa hai vùng thuộc địa.

Ông đã sẵn sàng tái thiết Macao và đầu tư ồ ạt vào Hong Kong sau chiến tranh. Trong hồi ký của mình về thời kỳ đó, Hà viết: "Macao là thiên đường trong chiến tranh". Nhiều người cho rằng Hà đã giành được chiến thắng trong cuộc chiến này để rồi sau này ông đã được mệnh danh là "vua sòng bạc" châu Á.

Theo CNN
TIN LIÊN QUAN
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.