Hấp thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa tăng nguy cơ mắc Alzheimer

(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Thần kinh học (Neurology), những người có lượng chất béo chuyển hóa trong máu cao hơn có thể có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn từ 50% đến 75%.
Hấp thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Hơn 1.600 đàn ông và phụ nữ Nhật Bản không mắc chứng mất trí nhớ đã được theo dõi trong khoảng thời gian 10 năm. Một xét nghiệm máu cho mức độ chất béo chuyển hóa đã được thực hiện khi bắt đầu nghiên cứu và chế độ ăn uống của họ đã được phân tích.

Các nhà nghiên cứu sau đó điều chỉnh các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tiểu đường và hút thuốc. Họ phát hiện ra rằng những người có hai mức chất béo chuyển hóa cao nhất có khả năng mắc chứng mất trí nhớ cao hơn từ 52% tới 74% so với những người có mức độ thấp nhất.

Tiến sĩ Richard Isaacson, giám đốc Phòng khám Alzheimer tại Weill Cornell Medicine ở New York cho biết: "Nghiên cứu sử dụng nồng độ chất béo chuyển hóa trong máu, thay vì sử dụng bảng câu hỏi chế độ ăn uống truyền thống, làm tăng giá trị khoa học của kết quả".

"Nghiên cứu này rất quan trọng vì nó dựa trên bằng chứng trước đây rằng việc hấp thụ chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer", Isaacson, cho biết.

Chất béo chuyển hóa tồn tại một cách tự nhiên với một lượng nhỏ trong một số loại thực phẩm thịt và sữa, nhưng cho đến nay, chất béo chuyển hóa nhân tạo mới đem tới nỗi lo lớn nhất.

Còn được gọi là axit béo chuyển hóa, chất béo chuyển hóa nhân tạo được tạo ra bởi quá trình công nghiệp hóa thêm hydro vào dầu thực vật lỏng để làm cho chúng rắn chắc hơn.

Ngành công nghiệp thực phẩm yêu thích chất béo chuyển hóa vì chúng có chi phí rẻ, tồn tại trong một thời gian dài và mang lại cho thực phẩm một hương vị và kết cấu tuyệt vời.

Bên cạnh các loại thực phẩm chiên, chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong kem cà phê, bánh, vỏ bánh, pizza đông lạnh, bánh quy và hàng tá thực phẩm chế biến khác.

Trong nghiên cứu của Nhật Bản, các nhà nghiên cứu nhận thấy bánh ngọt là yếu tố đóng góp mạnh nhất cho mức chất béo chuyển hóa cao trong cơ thể con người. Tiếp theo là bơ thực vật, kẹo, caramen, bánh sừng bò, bột kem béo thực vật, kem và bánh quy gạo.

Theo CNN
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.