Hé lộ danh tính nhà đầu tư ngoại xin “mua đứt” Cảng biển lớn nhất miền Bắc

Quỹ dự trữ Quốc gia quốc vương Oman (SGRF) sẵn sàng mua toàn bộ phần vốn Nhà nước muốn thoái tại Cảng Hải Phòng, nếu con số này vượt mức 29,68% theo kế hoạch.
Hé lộ danh tính nhà đầu tư ngoại xin “mua đứt” Cảng biển lớn nhất miền Bắc
Cảng biển lớn nhất miền Bắc có vốn điều lệ 3.270 tỷ đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sau khi IPO hồi năm ngoái. Hiện phần vốn Nhà nước tại đây vẫn chiếm gần 95%, do Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) nắm giữ.
Tại hội nghị giao ban tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước hỗi giữa tuần, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng tiếp tục kiến nghị Thủ tướng sớm cho ý kiến về chủ trương bán "trọn lô" Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn cho tư nhân.
Ông Thăng cho biết việc bán trọn lô thay vì chia nhỏ sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn bỏ vốn vào bởi chỉ khi được nắm quyền quyết định thì họ mới mặn mà. Người đứng đầu ngành Giao thông cũng nói từng nghe ý kiến lo ngại việc bán phần lớn hai cảng biển này cho tư nhân.

“Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là đất nước và TP. Hải Phòng cần có những cảng mạnh chứ không nhất thiết phải là cảng của doanh nghiệp Nhà nước", Bộ trưởng bày tỏ.

Hé lộ danh tính nhà đầu tư ngoại xin “mua đứt” Cảng biển lớn nhất miền Bắc - anh 1

Hé lộ danh tính nhà đầu tư ngoại xin “mua đứt” Cảng biển lớn nhất miền Bắc

Mới đây, Quỹ dự trữ Quốc gia quốc vương Oman (SGRF) sẵn sàng mua toàn bộ phần vốn Nhà nước muốn thoái tại Cảng Hải Phòng, nếu con số này vượt mức 29,68% theo kế hoạch.

Nhà đầu tư đến từ Oman vừa gửi đề nghị Thủ tướng phê duyệt việc trở thành đối tác chiến lược của Cảng Hải Phòng. Trước đó, một công ty liên danh giữa quỹ này và Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có tên là VOI đã được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc tham gia mua lại gần 30% cổ phần Nhà nước tại cảng mà Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đang nắm giữ.
Cuối năm 2014, khi tham gia ý kiến về thương vụ này, các Bộ Kế hoạch đầu tư, Tài chính cũng đã cơ bản đồng thuận. Đề xuất của Vinalines và Bộ Giao thông vận tải trước đó cho biết việc chuyển nhượng này nên theo hướng thỏa thuận trực tiếp để đảm bảo nguyện vọng các bên.
Tuy nhiên, theo thẩm quyền, phương thức chuyển nhượng nói trên phải do Thủ tướng quyết định. Vì vậy, trong văn bản vừa gửi lên người đứng đầu Chính phủ, Tổng giám đốc SGRF mong muốn được Thủ tướng “ủng hộ và phê chuẩn” để Vinalines được chuyển nhượng 29,68% cổ phần cho VOI.
Ngoài ra, SGRF còn đề nghị được mua toàn bộ cổ phần Nhà nước muốn thoái khỏi Cảng Hải Phòng nếu con số đó vượt mức 29,68% như kế hoạch trước đây. “Nếu mức thoái vốn tiếp theo vượt quá tỷ lệ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu theo các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi sẵn lòng hợp tác với các công ty trong nước được Chính phủ giới thiệu hoặc chỉ định để thiết lập tổ hợp nhà đầu tư”, SGRF cho biết.

Theo một chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư Oman từng đề xuất nguyện vọng được mua nhiều hơn mức 29,69% cổ phần Nhà nước tại cảng lớn nhất hiện Bắc. Nhưng sở dĩ đối tác Oman bất ngờ kiến nghị lên Thủ tướng bởi lo ngại thương vụ này sẽ rơi vào tay một nhà đầu tư trong nước. “Trong hai tuần qua, thông tin trên các phương tiện đại chúng cho biết các công ty tư nhân Việt Nam đề xuất mua cổ phần chi phối lên đến 80% của Cảng Hải phòng”, văn bản trình bày.

Trước đó, Vinalines xin được chuyển nhượng cho SGRF tối đa là 29,68% vốn điều lệ của Cảng Hải Phòng (tương đương 97.057.400 cổ phần) và đảm bảo phần vốn còn lại của Tổng công ty tại doanh nghiệp khai thác cảng lớn nhất miền Bắc từ 65% đến 75% vốn điều lệ.

Bên cạnh đó, Vinalines cũng xin áp dụng phương thức thỏa thuận trực tiếp tương tự trường hợp lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sau IPO mà Tổng công ty Hàng không Việt Nam được phép áp dụng.

“Theo quy định của Chính phủ Oman, SGRF không được phép tham gia đấu giá trong các khoản đầu tư, mà chỉ được thực hiện đầu tư thông qua đàm phán với đối tác, hay nói cách khác, việc thỏa thuận trực tiếp là điều kiện tiên quyết cho dự án đầu tư của SGRF”, ông Lê Anh Sơn, Tổng giám đốc Vinalines cho biết.

Thêm vào đó, cũng có một công ty liên danh giữa SGRF và Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có tên là VOI đã được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc tham gia mua lại gần 30% cổ phần Nhà nước tại cảng mà Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đang nắm giữ.

Tại đề xuất mua lại Cảng Hải Phòng gần một tháng trước, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã bày tỏ muốn sở hữu 80% cổ phần Nhà nước tại đây với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân mà các nhà đầu tư đã bỏ ra để trở thành cổ đông của cảng.

Được biết, Cảng Hải Phòng hai lần rao bán cổ phiếu đều bị ế, dù giá trúng đấu giá bình quân là 13.507 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá cổ phiếu của một số cảng nhỏ hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Nguyên nhân là do tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước sau cổ phần hóa tại đây quá cao - lên đến 75% - khiến các nhà đầu tư không mặn mà với cảng biển này.

Tuy nhiên khi Nhà nước quyết định giảm tỷ lệ nắm giữ tại cảng này và các cảng khác xuống mức thấp hơn, cao nhất là 51% hoặc thoái hết thì việc mua bán cảng biển này đã trở lên nhộn nhịp hơn.

>>> Xem thêm:

Tàu hỏa tăng chuyến, khuyến mại "khủng" trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hé lộ danh tính đại gia chi hơn 600 tỷ mua dàn xe sang "khủng" nhất nước Anh

Nỗi lo "đua nhau tăng giá"

Hải Đăng (th)

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.