Hệ sinh thái đa lĩnh vực: 'Át chủ bài' mới của doanh nghiệp bất động sản

(Ngày Nay) - Phát triển một hệ sinh thái toàn diện được xem là bước đi mang tính chiến lược để các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tối ưu hóa nguồn lực, nắm bắt cơ hội thị trường và gia tăng giá trị cho khách hàng.

Chiến lược đường xa

Xuất hiện từ khoảng những năm 1990, mô hình hệ sinh thái doanh nghiệp đã nhanh chóng trở thành một “làn sóng” tại nhiều nền kinh tế và có mặt ở hầu khắp mọi lĩnh vực.

Nếu như những cái tên như Google, Apple, Airbnb… đã xây dựng được hệ sinh thái phủ sóng toàn cầu thì tại Việt Nam, tư duy phát triển theo mô hình hệ sinh thái là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang thực hiện như Vingroup, FLC, FPT, Viettel…

Vài năm trở lại đây, sức hút của một hệ sinh thái cũng hấp dẫn cả những doanh nghiệp tầm cỡ trong lĩnh vực BĐS. Trước đó, thị trường vốn quen thuộc với việc một công ty chỉ đơn thuần hoặc đầu tư xây dựng, hoặc môi giới thuần túy. Nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp BĐS hé lộ chiến lược kinh doanh trên nhiều vai trò: Từ đầu tư, phát triển sản phẩm, phân phối đến quản lý vận hành… đều được doanh nghiệp tích hợp nhằm cung cấp các dịch vụ liên quan đến BĐS một cách đồng bộ và khép kín.

Hệ sinh thái đa lĩnh vực: 'Át chủ bài' mới của doanh nghiệp bất động sản ảnh 1

Thị trường BĐS sẽ là “cuộc chơi” của chủ đầu tư có nguồn lực và chiến lược bền vững

“Nếu những nhu cầu liên quan đến thị trường BĐS được cung cấp từ những đơn vị khác nhau sẽ không đồng bộ hoá được về chất lượng dịch vụ. Do đó, rất cần một đơn vị thực sự hiểu về thị trường, sản phẩm và hiểu được nhu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất”, một lãnh đạo cao cấp trong ngành BĐS cho hay.

Lý giải cho mô hình phát triển mới này, các chuyên gia nhận định trong những năm tiếp theo, thị trường sẽ có sự sàng lọc mạnh. Các chủ đầu tư chịu “nhiệt” kém sẽ phải rời bỏ cuộc chơi và “nhường đường” cho những chủ đầu tư có thương hiệu, nguồn lực và chiến lược phát triển bền vững dài hạn.

Trong bối cảnh này, một mô hình vận hành khép kín sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được dòng tiền và tái đầu tư lợi nhuận vào những lĩnh vực tiềm năng, giảm sự phụ thuộc vào tính chu kỳ của thị trường.

Mạng lưới hoạt động rộng khắp và có sự liên kết chặt chẽ cũng giúp doanh nghiệp đáp ứng tót hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, khi chủ động được nguồn cung, đồng thời kiểm soát được chất lượng sản phẩm trong mọi phân đoạn kinh doanh.

Cơ hội tăng trưởng

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS đang tích cực mở rộng lĩnh vực kinh doanh, với mục tiêu tạo lập một hệ sinh thái có tính bổ trợ cho những lĩnh vực cốt lõi.

CenLand, từ một công ty thuần môi giới, đã liên tục mở rộng kênh phân phối truyền thống và phát triển kênh trực tuyến, đồng thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư nhiều dự án. Bên cạnh môi giới và đầu tư thứ cấp, CenLand đang kết hợp nhiều dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh khác xoay quanh hoạt động chính như truyền thông, marketing, thẩm định giá… thông qua hệ thống công ty con khá đa dạng.

Đất Xanh cũng là một điển hình tiêu biểu trong quá trình chuyển mình từ nhà môi giới bất động sản sang chủ đầu tư phát triển các dự án với quy mô vốn đầu tư gia tăng theo thời gian. Doanh nghiệp này đang sở hữu quỹ đất đầu tư lớn tại nhiều tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM, Nha Trang, Quảng Nam và Cần Thơ…

Và mới đây nhất là FLCHomes – thương hiệu đến từ hệ sinh thái của Tập đoàn FLC cũng gia nhập “sân chơi” đầy tiềm năng này với chiến lược phát triển hệ sinh thái BĐS toàn diện trên nhiều lĩnh vực cốt lõi: đầu tư, phát triển bất động sản cao cấp; phân phối dự án BĐS; quản lý, vận hành, khai thác hệ thống sân golf và hệ thống bất động sản trung tâm thương mại, văn phòng; sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng…

Hệ sinh thái đa lĩnh vực: 'Át chủ bài' mới của doanh nghiệp bất động sản ảnh 2

FLCHomes phát triển một hệ sinh thái BĐS toàn diện trên nhiều lĩnh vực cốt lõi nhằm tối ưu năng lực kinh doanh và gia tăng giá trị cho khách hàng

Tính riêng mảng phân phối, FLCHomes được thừa hưởng nhiều nguồn lực trọng yếu từ Tập đoàn FLC, bao gồm đặc quyền kinh doanh phân phối quỹ dự án đồ sộ lên tới con số gần 300 dự án trên cả nước do FLC đầu tư.

Với mảng đầu tư dự án, doanh nghiệp này cũng đang trong quá trình triển khai 10 dự án BĐS cao cấp tập trung chủ yếu ở phân khúc shophouse, biệt thự, liền kề, tổ hợp khách sạn, trung tâm hội nghị… với tổng vốn ước tính khoảng 10.633 tỷ đồng.

“Kết hợp cùng việc quản lý, khai thác các sân golf theo tiêu chuẩn quốc tế đã hoạt động ổn định tại hệ thống quần thể nghỉ dưỡng FLC và mảng kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng, FLCHomes đang tập trung phát triển mạng lưới sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tạo hiệu ứng để thúc đẩy năng lực kinh doanh và gia tăng giá trị cho khách hàng”, lãnh đạo FLCHomes cho hay.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tham vọng xây dựng hệ sinh thái đa lĩnh vực có thể mang lại cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn của nhiều doanh nghiệp. Có chủ đầu tư đủ khả năng phát triển dự án từ các giai đoạn đầu tư, thiết kế, xây dựng nhưng đến khâu bán hàng thì không đủ năng lực. Ngược lại, có những chủ đầu tư mạnh về tài chính, bao tiêu đầu ra sản phẩm, nhưng khả năng triển khai thì còn hạn chế…

Do đó, doanh nghiệp cần tính toán để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý cho từng giai đoạn, đồng thời tập trung cho những thế mạnh cốt lõi bên cạnh việc mở rộng và hoàn chỉnh hệ sinh thái.

Về lâu dài, mô hình này vẫn sẽ là một xu hướng lớn của thị trường, bởi những lợi thế đặc biệt mà nó mang lại, trong đó có khả năng phục vụ tối ưu và đồng bộ cho các nhu cầu ngày càng khắt khe mà thị trường đang đặt ra.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.