Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tòa án tối cao Hoa Kỳ đang chuẩn bị lật lại vụ án "Roe v. Wade" (Roe kiện Wade), một quyết định năm 1973 mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, theo đó phán quyết rằng Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do của một phụ nữ mang thai được chọn phá thai mà không bị chính phủ hạn chế quá đáng. Tòa án Tối cao Mỹ được cho là đã tạm thời bỏ phiếu để đảo ngược luật phá thai theo dự thảo ý kiến ​​được Politico tiết lộ tối 2/5.

Việc này sẽ ảnh hưởng đến luật pháp các tiểu bang và quyền lựa chọn của hàng triệu phụ nữ, chủ yếu trong độ tuổi chưa kết hôn, mẹ đơn thân... Hơn một nửa bang của Mỹ có khả năng hoặc gần như chắc chắn cấm phá thai nếu Tòa án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết trong vụ "Roe v Wade". Hiện tại, phá thai vẫn hợp pháp ở mọi tiểu bang của Mỹ và mỗi bang có ít nhất một phòng khám phá thai được cấp phép. “Sự thay đổi trong các mảng kiến ​​tạo của quyền phá thai sẽ có ý nghĩa quan trọng như bất kỳ ý kiến ​​nào mà Tòa án đã từng đưa ra,” Liên đoàn tự do dân sự Mỹ ACLU cho biết trong một tuyên bố hôm 3/5.

Các vấn đề liên quan đến quyền phụ nữ và quyền phá thai không còn xa lạ đối với thế giới nghệ thuật, vốn luôn có các nghệ sĩ, nhà giám tuyển và những đối tượng khác đã kết hợp thực tiễn và nền tảng sự nghiệp của mình như một vũ khí để đấu tranh và hoạt động xã hội.

Bắt đầu từ năm 1989, nghệ sĩ người Bồ Đào Nha Paula Rego đã phản ứng trong cuộc trưng cầu dân ý về việc hợp pháp hóa việc phá thai ở quê nhà với tác phẩm "Phá thai"(1989-1999), một loạt các bức tranh màu phấn về hậu quả của việc hạn chế tiếp cận phá thai an toàn. Những miêu tả chân thực của bà về những người thân người phụ nữ uốn éo đầy đau đớn đã có sức ảnh hưởng lớn đến mức, được cho là đã gây chấn động dư luận cho cuộc trưng cầu dân ý thành công lần thứ hai của Bồ Đào Nha vào năm 2007.

“[Tác phẩm] nêu bật nỗi sợ hãi, nỗi đau và sự nguy hiểm của việc phá thai bất hợp pháp, đó là điều mà những phụ nữ tuyệt vọng luônn phải tìm đến,” Rego nói. “Việc không hợp pháp hóa phá thai đang buộc phụ nữ phải đi theo con đường vòng."

Năm 2021, các tác phẩm nghệ thuật của Amy Sherald, Nicole Eisenman, Sam Gilliam, Simone Leigh, và những người khác, đã được giới thiệu trong "Choice Works", một cuộc đấu giá gây quỹ do Planned Parenthood of Greater New York và Planned Parenthood of South, East và North Florida đồng tổ chức tại Bãi biển Art Basel Miami để gây quỹ cho việc phá thai. Cuối năm đó, nghệ sĩ Michele Pred đã tiến hành cuộc đấu giá của riêng mình với các tác phẩm của Michelle Hartney, Christen Clifford, Amy Khoshbin và Shireen Liane để gây quỹ cho tổ chức bao gồm Whole Woman's Health, nhóm phản đối các hạn chế phá thai của Texas tại Tòa án tối cao Hoa Kỳ.

Sau khi Đạo luật bảo vệ cuộc sống con người năm 2019 của Alabama, một phần hình sự hóa các vụ phá thai thực hiện, được thông qua, Wahi và Rebecca Pauline Jampol, giám đốc Dự án cho Empty Space (Không gian trống) đã tổ chức triển lãm “Phá thai là bình thường”, với sự hỗ trợ của nghệ sĩ Marilyn Minter; Gina Nanni, một đối tác sáng lập của doanh nghiệp quan hệ công chúng Company Agenda; nghệ sĩ Laurie Simmons; và nhà sử học nghệ thuật Sandy Tait. Chương trình bao gồm tác phẩm của khoảng 50 nghệ sĩ — bao gồm Barbara Kruger, Catherine Opie, Wangechi Mutu, Shirin Neshat và Nan Goldin — phản ứng về công bằng sinh sản và sức khỏe. Như các nghệ sĩ minh họa qua các tác phẩm của mình, vấn đề phá thai không tồn tại riêng lẻ, mà giao thoa với chủ nghĩa giai cấp và phân biệt chủng tộc. Đó là một vấn đề về chủ quyền cơ thể.

Dưới đây là một số các tác phẩm nghệ thuật được giới thiệu trong "Phá thai là bình thường" thể hiện sự đa dạng của các quan điểm về phá thai.

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 1

Marilyn Minter, "CUNTROL", 2020.

Marilyn Minter được biết đến nhiều nhất với những bức tranh tráng men trên kim loại bóng bẩy, gợi cảm, trừu tượng hóa hình thể phụ nữ qua những góc nhìn cận cảnh về bàn chân, môi, mắt và các bộ phận cơ thể khác. Chủ đề của tác phẩm "CUNTROL" lấy cảm hứng từ loạt phim in năm 2020, nhân vật nữ bị khuất sau một tấm kính mờ hơi nước, không rõ bối cảnh và danh tính của nhân vật. Cái tên được viết cô đọng và nhỏ giọt ở các cạnh giống như thẻ tiêu đề của một bộ phim kinh dị.

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 2

Nan Goldin, "Geno by the lake, Bavaria, Germany" (Geno bên hồ, Bavaria, Đức), 1994.

Những bức ảnh chụp nhanh của Nan Goldin luôn tập trung vào sự gần gũi, sự phụ thuộc và sự thay đổi của trải nghiệm con người. Là người đi tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh thị giác, Goldin đã thể hiện những thực trạng tồi tệ nhất trong thời đại của mình - nghiện ma túy hay lạm dụng trong gia đình - với sự đồng cảm và lòng nhiệt thành. "Geno by the lake, Bavaria, Germany, 1994" lột tả nhiều màu sắc phong phú và tập trung vào tính dễ bị tổn thương của con người. Người xem được nhìn thoáng qua về khoảnh khắc riêng tư của nhân vật nữ, trong khi đối tượng được giữ quyền riêng tư thông qua việc nghệ sĩ không diễn tả biểu cảm của cô.

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 3

Barbara Kruger, "Ai sẽ viết nên lịch sử đẫm nước mắt?", 2011

Barbara Kruger đã được toàn thế giới công nhận vào những năm 1980 nhờ những bản in đặt xen kẽ hình ảnh đen trắng với những lời phê bình và đồ họa táo bạo về chủ nghĩa thương mại và chế độ gia trưởng. Đơn cử như tác phẩm có dòng chữ “Your body is a battleground" (Cơ thể bạn là một chiến trường) bằng chữ Futura màu trắng đặc trưng của bà thiết lập với các dải màu đỏ tươi. "Who will write the history of tears" (Ai sẽ viết nên lịch sử đẫm nước mắt) ám chỉ việc liệu nỗi đau của những người phụ nữ có được ghi dấu ấn trong lịch sử, liệu có ai quan tâm đến cảm xúc của họ?

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 4

Laurie Simmons, 'Mẹ/nhà trẻ', 1976.

Trong bộ phim của mình, Laurie Simmons đã tạo ra những căn phòng trong nhà búp bê theo phong cách của một ngôi nhà ngoại ô của Mỹ giữa thế kỷ 20. Trong hầu hết các khung hình đều có bóng dáng một phụ nữ đứng một mình. Cô ấy ngồi trên đi văng hoặc trong nhà bếp, một minh chứng cho thấy gánh nặng của công việc mà phụ nữ trong việc nuôi dạy con cái và chăm sóc một gia đình. Trong "Mother/Nursery" (Mẹ/Nhà trẻ), những người phụ nữ là "mặt trời" tâm điểm của một một "chòm sao" toàn đồ chơi trẻ em rải rác. Chúng vây quanh cô, trói buộc cô, trong một màn trình diễn chóng mặt.

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 5

Lyle Ashton Harris, "Billie #21", 2002.

Theo một nghiên cứu năm 2021, phụ nữ da đen ở Hoa Kỳ có nguy cơ tử vong khi sinh nở cao gấp 3,5 lần so với những người phụ nữ khác. Họ cũng ít có khả năng có bảo hiểm y tế hoặc dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khiến việc kiểm soát sinh đẻ trở nên khó khăn. Vòng tránh thai IUDS, một trong những biện pháp ngừa thai lâu dài và hiệu quả nhất, cũng là một trong những loại đắt tiền nhất. Những yếu tố xã hội và kinh tế đan xen cùng sự phân biệt chủng tộc thể chế mà các nhóm thiểu số phải đối mặt và rõ ràng phụ nữ da màu là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh cấm phá thai.

Billie Holiday, được mô tả trong bức chân dung của Lyle Ashton Harris, từng kể lại cho một nhà báo trải nghiệm đau khổ của chính bà khi từng phá thai tại nhà hồi còn là một thiếu nữ. Holiday, một ca sĩ nhạc jazz có biệt tài thể hiện nỗi thống khổ, là một thiếu nữ non nớt vào những năm 1930. Thay vì có thể tiếp cận một bác sĩ y tế được cấp phép thực hiện một ca phẫu thuật vô trùng, Billie đã phải ngâm mình trong bồn nước nóng và mù tạt để gây sẩy thai. Rõ ràng, luật pháp chỉ có thể cấm "phá thai an toàn".

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 6

Elektra KB, "Queer Alterations For A Post-Nuclear Kin", 2020.

Gần đây, các cuộc trò chuyện về nữ quyền xung quanh sức khỏe sinh sản đã tập trung vào trải nghiệm của phụ nữ da trắng chuyển giới với cái giá họ phải trả. Rất may, điều đó đang thay đổi. Elektra KB là một trong những nghệ sĩ dẫn đầu sự chuyển đổi về nhận thức hướng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của cộng đồng LGBTQ. Loạt ảnh của KB mang đến triển lãm "Phá thai là bình thường" xoay quanh cơ thể, khám phá thực tế của quá trình chuyển đổi và mang thai của cộng đồng này ngày nay.

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 7

Miguel Luciano, "Những chú thỏ Barcelona", 2007.

Như được minh họa gần đây, lịch sử y học sinh sản ở Hoa Kỳ đầy rẫy những chương đáng xấu hổ. Trong số ít được biết đến hơn, nhưng nghiêm trọng nhất, là một chiến dịch triệt sản hàng loạt của Hoa Kỳ ở Puerto Rico. Giữa những năm 1930 và những năm 1970, khoảng một phần ba dân số nữ của Puerto Rico, phần lớn là những người sống ở các vùng nông thôn, đã bị cưỡng chế phẫu thuật. Ban ưu sinh do chính phủ bổ nhiệm đã viện dẫn biện pháp này nhằm kiểm soát dân số trên đảo.

Bức tranh "Barceloneta Bunnies" (Những chú thỏ Barcelona, 2007) của Miguel Luciano đề cập đến một thị trấn ở Puerto Rico được chiến dịch nhắm mục tiêu đặc biệt trong bối cảnh cuộc chỉ trích rộng rãi hơn về việc người Puerto Rico bị lạm dụng trong lịch sử như những người lao động rẻ mạt.

Hoa Kỳ: 8 tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng cuộc chiến hợp thức hóa quyền phá thai ảnh 8

Catherine Opie, "Nicola", 1993.

Catherine Opie được biết đến nhiều nhất với những bức chân dung chi tiết, ấm áp về cộng đồng người đồng tính ở Los Angeles. Ở "Nicola", chủ thể chỉ có một mình nhưng không cô đơn trong khung hình. Chiếc váy được vén nhẹ nhàng để che đi những vết sẹo trên thân thể, cái nhìn của nhân vật nữ hướng về phía trước và dáng bộ vô cùng dễ bị tổn thương. Hình ảnh này dường như ám chỉ việc, thật dễ dàng khi hạn chế quyền của người khác, khi bạn không nhìn thẳng vào mắt họ.

Theo ART News
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.