Học giả Ấn Độ: Trung Quốc cần dừng hành động gây bất ổn ở Biển Đông

Theo tiến sỹ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Hạ viện Ấn Độ, Trung Quốc cần tránh các hành động gây bất ổn trong khu vực và cần thúc đẩy xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Tàu Cảnh sát biển 8001 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) làm nhiệm vụ tại khu vực nhà giàn DK1/15 thuộc cụm Phúc Nguyên. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tàu Cảnh sát biển 8001 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) làm nhiệm vụ tại khu vực nhà giàn DK1/15 thuộc cụm Phúc Nguyên. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Nhận định về những hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt sau khi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, tiến sỹ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Hạ viện Ấn Độ, lên án Trung Quốc đang tìm cách hăm dọa các nước nhỏ hơn, buộc họ phải từ bỏ các quyền hợp pháp của mình.

Đó là hành động không thể chấp nhận đối với bất cứ quốc gia thượng tôn pháp luật nào và Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế.

Theo tiến sỹ Panda, Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình vì điều đó hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Việt Nam cũng có quyền tìm kiếm sự hợp tác của bất cứ một quốc gia bạn bè nào trong quá trình yêu cầu tàu của quốc gia vi phạm rời đi.

Liên quan đến các tuyến hàng hải ở Biển Đông, tiến sỹ Panda khẳng định một lượng lớn hoạt động trao đổi thương mại quốc tế được thực hiện bằng đường biển, do đó an ninh hàng hải đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia biển.

Theo chuyên gia này, không một quốc gia đơn lẻ nào có khả năng tự mình bảo vệ an ninh và trật tự hàng hải ở Biển Đông. Bởi vậy, những quốc gia có chung quan điểm cần hợp tác với nhau để bảo vệ các lợi ích chung toàn cầu.

Trong quá trình đó, vai trò trung tâm của ASEAN hết sức quan trọng và Ấn Độ luôn sát cánh cùng những quốc gia bạn bè bởi New Delhi mong muốn thúc đẩy thịnh vượng khu vực phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, nhà báo Rudroneel Ghosh của tờ Times of India cho biết khoảng 70% lượng dầu thô của Trung Quốc đi qua khu vực này. Tuy nhiên, Biển Đông cũng quan trọng với các quốc gia Đông Nam Á và thậm chí cả các nước ngoài khu vực, bao gồm cả Ấn Độ.

Trên thực tế, khoảng 55% khối lượng thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông. Do đó, Trung Quốc không thể chỉ nhìn vào những lợi ích của mình. Các nước khác cũng có quyền hợp pháp, chính đáng ở Biển Đông.

Theo ông, Trung Quốc cần tránh các hành động gây bất ổn trong khu vực và cần thúc đẩy xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý ở Biển Đông với các quốc gia ASEAN./.

Học giả Ấn Độ: Trung Quốc cần dừng hành động gây bất ổn ở Biển Đông ảnh 1
Theo TTXVN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.