Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ diễn ra tại Geneva

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại Geneva vào ngày 16/6, cuộc gặp mặt diễn ra trong bối cảnh hai nước đang có tranh chấp gay gắt về vấn đề can thiệp bầu cử, tấn công mạng, nhân quyền và Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ diễn ra tại Geneva

Trước đó, cả hai quốc gia đã hạ thấp kỳ vọng về những đột phá tại hội nghị thượng đỉnh và không có tâm trạng nhượng bộ về nhiều bất đồng của họ.

"Tổng thống Mỹ không ngại đứng về phía đối thủ của chúng ta và sử dụng một khoảnh khắc ngoại giao cá nhân để truyền đạt các lĩnh vực mà ông quan tâm cũng như tìm kiếm các lĩnh vực có cơ hội để hợp tác", phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố.

Trước đó, bà Psaki cho biết cả hai nước sẽ thảo luận về "toàn bộ các vấn đề cấp bách, khi chúng tôi tìm cách khôi phục khả năng dự đoán và sự ổn định cho mối quan hệ Mỹ-Nga".

Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố rằng hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề liên quan đến ổn định hạt nhân chiến lược và các vấn đề khác bao gồm hợp tác trong cuộc chiến chống COVID-19 và các xung đột khu vực.

Tổng thống Biden trước đây đã nói rằng ông muốn Nga không cố gắng gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử của Mỹ, chấm dứt các cuộc tấn công mạng, ngừng đe dọa chủ quyền của Ukraine và trả tự do cho nhà đối lập Alexei Navalny.

Nhà Trắng đã tránh mô tả ông Biden đang tìm cách "thiết lập lại" quan hệ với Tổng thốn Putin, một thuật ngữ thường được các cựu Tổng thống Mỹ sử dụng khi họ tìm cách cải thiện quan hệ với Nga.

Thay vào đó, các quan chức Nhà Trắng coi cuộc gặp mặt trực tiếp là cơ hội để xoay chuyển mối quan hệ khỏi những gì họ cho là sự ngông cuồng của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Putin.

Phía Nga cho biết coi hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để trực tiếp lắng nghe ông Biden kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1. Tổng thống Putin coi áp lực của Mỹ đối với trường hợp của nhà đối lập Navalny tương đương với việc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga.

Nga cũng không hài lòng về các lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm các lệnh trừng phạt tài chính được công bố vào ngày 15/4.

Chính phủ Mỹ đã đưa các công ty Nga vào danh sách đen, trục xuất các nhà ngoại giao Nga và cấm các ngân hàng Mỹ mua trái phiếu có chủ quyền từ ngân hàng trung ương, quỹ tài sản quốc gia và Bộ Tài chính của Nga.

Nga phủ nhận việc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ, cũng như dàn dựng một vụ tấn công mạng sử dụng công ty công nghệ SolarWinds Corp để thâm nhập vào hệ thống mạng của chính phủ Mỹ và sử dụng chất độc thần kinh để đầu độc ông Navalny.

Theo Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu chung dưới hình thức trực tuyến năm 2021.
Cơ hội gắn kết đồng minh - láng giềng giữa Mỹ và Canada
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Canada trong hai ngày 23 và 24/3, trong đó ông sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau để bàn về một loạt vấn đề quan hệ song phương và quốc tế. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Biden tới nước láng giềng kể từ khi nhậm chức năm 2021.
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'
(Ngày Nay) - Ông Shou Zi Chew - CEO của TikTok, thừa nhận ứng dụng này đang ở "thời điểm then chốt" khi ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ tìm cách cấm nền tảng này do lo ngại vấn đề an toàn dữ liệu.