Hôm nay, Mỹ "chất vấn" Trung Quốc về vấn đề biển Đông

Hôm nay, tại Bắc Kinh Mỹ cùng Trung Quốc sẽ có cuộc Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 6. Dự báo vấn đề biển Đông sẽ là vấn đề chính và được Mỹ "chất vấn" trong cuộc đối thoại này.
Hôm nay, Mỹ "chất vấn" Trung Quốc về vấn đề biển Đông

Hôm nay và ngày mai (9 và 10/7), Mỹ - Trung Quốc sẽ có cuộc Đối thoại Chiến lược và kinh tế lần thứ 6, tuy nhiên vấn đề biển Đông được dự báo sẽ là chủ đề chính của cuộc đối thoại này.

Hôm nay, Mỹ "chất vấn" Trung Quốc về vấn đề biển Đông - anh 1

Tình hình biển Đông ngày một căng thẳng do các hành vi leo thang của Trung Quốc.

“Đạo luật bá chủ”

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew sẽ có mặt tại Bắc Kinh hôm nay để cùng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đồng chủ trì cuộc Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 6.

Liên đoàn các Nhà báo ASEAN (CAJ) ngày 3/7 đã ra Tuyên bố khẳng định những hành động của Trung Quốc là "sự hăm dọa", vì rõ ràng nước này đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của họ để chống lại các nước láng giềng yếu và nhỏ hơn hòng thúc đẩy những yêu sách chủ quyền, bất chấp truyền thống lịch sử và những bằng chứng thực tế cũng như mối quan hệ hòa bình lâu đời giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, những hành động của Trung Quốc đã "ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ với hai nước thành viên của CAJ là Philippines và Việt Nam".

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến các cuộc hội đàm sẽ bao gồm việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hơn 2 tháng nay và các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực này.

Trước đó, tại cuộc họp báo về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Washington, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - Ben Rhodes tuyên bố, Mỹ không muốn các nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp cưỡng ép và sẽ nêu vấn đề này tại cuộc Đối thoại chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung sắp tới. Và “giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ là chủ đề thảo luận giữa Mỹ và tất cả các nước tại châu Á - Thái Bình Dương”.

Trước cuộc Đối thoại này 2 ngày, tờ SCMP ngày 7/7 cho biết, Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm tìm cách “tăng cường an ninh quân sự trên biển” sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Theo đó, Trung Quốc tự cho mình quyền cấm các tàu bè tiếp cận “khu quân sự” mà nước này đơn phương đặt ra trên biển.

Những ngày qua, tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông, Trung Quốc luôn duy trì 103 -110 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, trong đó 45 - 47 tàu hải cảnh, 13 - 14 tàu vận tải, 12 - 13 tàu kéo, 29 - 32 tàu cá vỏ sắt và 4 tàu quân sự. Lập trường của Mỹ là không đứng hẳn bên nào nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel từng tuyên bố Mỹ sẽ không ngồi yên nếu trật tự thế giới bị đe dọa.

... sẽ ảnh hưởng toàn cầu

Giới chuyên gia Philippines nhận định: Luật mới về lãnh thổ của Trung Quốc nói trên sẽ là một “thảm họa” nếu nó được áp dụng cho “vùng biển lưỡi bò” mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền và căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang trên biển Đông.

“Nếu Trung Quốc áp dụng luật mới với khu vực “đường lưỡi bò” - chiếm gần 80% biển Đông, thì nước này có thể sử dụng quân sự để thực thi luật", chuyên gia quốc phòng Philippines Rommel Banlaoi nói.

Ông Banlaoi cảnh báo: Nếu xuất hiện yếu tố quân sự tại đây nó sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu, khi biển Đông đóng vai trò trung tâm trong tuyến vận tải đường biển tới Vịnh Persic, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và “Trung Quốc phải cẩn trọng trong hành động của mình, luật mới chỉ nên áp đặt trong vùng biển cách đất liền 12 hải lý của Trung Quốc.

Còn theo Giáo sư Hillary Mann Leverett, Trường Đại học American University: “Cả Nhật Bản lẫn Philippines đều có hiệp định quốc phòng với Mỹ và Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ các nước này”.

Tờ The Washington Post dẫn lời Giáo sư Khoa học Chính trị - Robert Ross thuộc Trường ĐH Boston: “Quan hệ Mỹ - Trung hiện trong giai đoạn tồi tệ kể từ khi bình thường hóa quan hệ và Đông Á đang kém ổn định nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh”.

Đồng thời tờ này cũng dẫn lời ông Michael Auslin, thuộc Viện Kinh doanh Mỹ: “Nhưng điều đó không có nghĩa là chính sách của chúng ta phải đình chỉ hay tê liệt khi nhìn thấy Trung Quốc hành động một cách hung hăng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm được…”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.