Hồng Kông: Phân biệt chủng tộc vì COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Việc đổ lỗi cho một số bộ phân dân cư hay sắc tộc làm lây lan virus là điều đáng trách.
Hồng Kông: Phân biệt chủng tộc vì COVID-19

"Điều này nói ra thật đau lòng nhưng luôn luôn có những người nước ngoài phớt lờ các quy tắc phòng dịch như: ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng, mang theo cà phê lên MRT và kéo khẩu trang xuống. Thực tế là một số người phớt lờ các quy tắc phòng dịch trong phòng tập thể dục không còn là điều quá ngạc nhiên nữa".

Những bình luận như thế này đã trở nên phổ biến trên các bài báo của South China Morning Post gần đây. Điều này cho thấy xu hướng phân biệt chủng tộc đáng lo ngại liên quan đến các vụ án địa phương và tràn lan trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội.

Chỉ cần truy cập vào một bài báo, bài đăng trên Facebook hoặc nguồn cấp dữ liệu Twiter liên quan đến COVID-19, người đọc sẽ tìm thấy những ví dụ về những người tự do tham gia vào chủ nghĩa bài ngoại và buông lời nói xấu dân tộc.

Mối liên hệ đang được tạo ra giữa COVID-19 và chủng tộc là một điều "đáng ghê tởm" và cần phải dừng lại. Những lời buộc tội xuất hiện tràn lan và sự chia rẽ đang ngày càng hiện lên rõ rệt. Điều này làm cho mọi chuyện chẳng đi đến đâu và khiến cho con người cảm thấy sợ hãi hơn.

Ở Hồng Kông, những chủ sở hữu phòng gym, huấn luyện viên cá nhân và những người tập thể dục đang cảm thấy mình trở thành mục tiêu mới nhất của vấn nạn này sau một đợt bùng phát tại trung tâm thể dục có tên Ursus Fitness ở Sai Ying Pun.

Trên toàn cầu, các trường hợp mắc COVID-19 có liên quan đến mọi ngành nghề. Virus này không phân biệt đối xử, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi nó. Việc đổ lỗi cho một số bộ phân dân cư hay sắc tộc làm lây lan virus là điều đáng trách.

Theo South China Morning Post, chính phủ Hồng Kông cho biết sự bùng phát dịch bệnh tại Ursus Fitness là huấn luyện viên cá nhân làm việc ở đó có mẫu xét nghiệm dương tính với COVID-19, không có triệu chứng. Điều này có nghĩa là anh ta không biết mình mắc bệnh. Chúng ta không thể đổ lỗi cho một người thậm chí không biết họ đang mang virus. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Suy đoán vượt ra ngoài thông tin giới hạn mà chính phủ công bố là nơi con người biến chúng thành những tin đồn và cáo buộc không có chứng cứ. Đây là nơi mà tin tức giả mạo và sự căm ghét lan tràn.

Jeremy Lin - người Mỹ gốc Đài Loan, tự nhận thấy mình là người mắc phải nạn phân biệt chủng tộc liên quan đến COVID-19 đối với người châu Á, vì một cầu thủ khác trong NBA’s G League đã gọi anh ta là “virus corona” trong một trận đấu. Lin từ chối nêu tên người này và đã làm việc với liên đoàn để giải quyết vấn đề trong nội bộ.

Lin cho biết anh ấy xem các mẩu tin tức hàng ngày về tội ác căm thù người châu Á liên quan đến COVID-19, tất cả đều xoay quanh tuyên bố không có cơ sở rằng virus này do người châu Á gây ra bằng cách nào đó.

Giờ đây, sau hơn một năm chiến đấu với COVID-19, không thể phủ nhạn rằng mọi người đều cảm thấy mệt mỏi. Nhiều nơi bị phong tỏa, hàng ngày chúng ta đều dõi theo những thông tin về COVID-19 làm tăng mức độ căng thẳng. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể đưa ra những cáo buộc mang tính chủng tộc mà không có bằng chứng chứng minh.

Hồng Kông ở thời điểm này đang làm tốt công việc ngăn chặn dịch bệnh và giữ cho các ca bệnh và tử vong ở mức thấp. Hồng Kông nằm ngoài 100 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các biện pháp ở Hồng Kông nghiêm ngặt hơn hầu hết các quốc gia, và tất cả mọi người đã hy sinh để chống lại căn bệnh này.

Giờ không phải là lúc đổ tội cho bất kỳ ai. COVID-19 không phân biệt đối xử và con người cũng vậy.

Ly Phương

(Theo South China Morning Post)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.