Hợp đồng sản xuất 55 chiếc UAV cho quân đội Ukraine bị lỡ hẹn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 5/9, trang Bihus.info của Ukraine đưa tin rằng một công ty sản xuất máy bay không người lái đã không thực hiện được hợp đồng lớn với quân đội nước này.
Hợp đồng sản xuất 55 chiếc UAV cho quân đội Ukraine bị lỡ hẹn

Cụ thể, công ty có tên Hệ thống Hàng không Ukraine (UAS) đã không đáp ứng được thời hạn cung cấp cho quân đội 55 máy bay không người lái trinh sát HAWK vào giữa tháng 8. UAS chỉ giao được 4 chiếc, trong đó chỉ có 1 chiếc đủ khả năng hoạt động.

Theo UAS, máy bay không người lái HAWK là một máy bay không người lái trinh sát có cánh nhỏ, với tốc độ bay có thể lên tới 55 km/h.

Theo Bihus.info, mỗi chiếc HAWK có giá gần 400.000 USD và toàn bộ hợp đồng trị giá 22 triệu USD, trong đó ít nhất 17,6 triệu USD đã được trả trước cho công ty này.

Các phóng viên của Bihus.info đã xem các cuộc thử nghiệm máy bay không người lái HAWK do UAS sản xuất, trong đó chỉ có một chiếc thể hiện được khả năng tốt và được quân đội chấp nhận. Khi thử nghiệm, một máy bay không người lái HAWK liên tục mất kết nối với bộ điều khiển mặt đất khi đang bay, một chiếc khác bị mất cánh và rơi, còn chiếc thứ ba không thể cất cánh được.

Sau các cuộc thử nghiệm HAWK thất bại, công ty UAS đã cố gắng cung cấp thêm 11 máy bay không người lái loại này cho quân đội. Hiện vẫn chưa rõ liệu các máy bay không người lái mới hơn có hoạt động tốt hơn trong quá trình thử nghiệm hay không hoặc liệu có cuộc thử nghiệm nào nữa hay không.

UAS đã giành được hợp đồng đầu tiên cung cấp 9 máy bay không người lái HAWK cho quân đội Ukraine vào năm 2018. Tuy nhiên, việc giao hàng thực tế chỉ diễn ra sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, do nhà sản xuất này và quân đội đã vướng vào một cuộc chiến pháp lý vì quá thời gian giao hàng và chi phí của các UAV tăng cao. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ không nhận được phản hồi tiêu cực nào về 9 máy bay không người lái HAWK nói trên trong bối cảnh xung đột.

Tiếp đó, UAS ký thêm được hợp đồng lớn cung cấp 55 máy bay không người lái cho quân đội Ukraine. Hợp đồng này đã gây chia rẽ trong chính UAS.

UAS có liên quan tới ông Borislav Rosenblat, cựu nghị sĩ Ukraine. Ông này kiểm soát thương hiệu và các bộ phận hành chính của công ty UAS, còn các đơn vị sản xuất do người đồng sáng lập công ty Konstantin Pozhidayev điều hành. Bihus.info cho biết xung đột nội bộ nói trên xảy ra do tranh cãi về chi phí tăng cao trong quá trình sản xuất, bao gồm các khoản chi hoa hồng.

Xung đột nội bộ cũng dẫn đến những thay đổi đối với máy bay không người lái HAWK. Các máy bay không người lái được sản xuất về sau sử dụng các bộ phận mới. Ông Rosenblat thừa nhận những thay đổi này và cho rằng đó là một động thái nâng cấp.

Trong các cuộc thử nghiệm vào giữa tháng 8, doanh nhân này thừa nhận công ty chỉ có 12 chiếc HAWK hoàn chỉnh trong kho. Ngoài ra, còn có các bộ phận để chế tạo khoảng 18 chiếc khác, thấp hơn nhiều so với 55 chiếc mà quân đội Ukraine đã đặt hàng trước. Ông Rosenblat đổ lỗi cho tình trạng này là do cuộc điều tra chống tham nhũng nhắm vào UAS, khiến công ty bị đóng băng tài sản. Cho đến nay, Bộ Quốc phòng Ukraine vẫn chưa phản hồi gì về sự cố liên quan các máy bay không người lái HAWK. Hạn chót giao hàng đã được dời sang tháng 10.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.