iFact Có thể bạn chưa biết: Mật ong có tuổi thọ trên 3.000 năm

Theo các nhà khoa học, mật ong nguyên chất có thể lâu tới 3.000 năm hoặc hơn nữa mà không bị hỏng. Tại sao vậy?
iFact Có thể bạn chưa biết: Mật ong có tuổi thọ trên 3.000 năm
iFact Có thể bạn chưa biết: Mật ong có tuổi thọ trên 3.000 năm - anh 1

Vì sao mật ong có thể để được lâu tới vậy?

1. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "Mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào, bao gồm nước và các chất ngọt khác".

2. Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác:

iFact Có thể bạn chưa biết: Mật ong có tuổi thọ trên 3.000 năm - anh 2

Về thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%).

Các carbohydrat khác trong mật ong gồm maltose, sucrose và carbohydrat hỗn hợp. Trong mật ong, các vitamin và chất khoáng chỉ xuất hiện ở dạng vết.

Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống ôxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin.

iFact Có thể bạn chưa biết: Mật ong có tuổi thọ trên 3.000 năm - anh 3

3. Theo các nhà khoa học, mật ong nguyên chất có thể lâu tới 3.000 năm mà không bị hỏng.

Sở dĩ mật ong có hạn sử dụng 'khủng' đến vậy là vì ngoài việc có độ pH thấp, mật ong có hàm lượng nước cực ít và lượng đường lớn. Điều này biến mật ong trở thành dung dịch ưu trương, khiến cho vi khuẩn không có cơ hội để sinh sống.

Ưu trương là môi trường mà nồng độ chất hoà tan lớn hơn so với môi trường nội bào.

Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.

4. Mật ong là thực phẩm duy nhất được côn trùng tạo ra mà con người có thể ăn, sử dụng.

5. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những thùng mật ong được chôn trong lăng mộ của vị Pharaoh thứ 18 của Ai Cập là Tutankhamun, cách thời điểm phát hiện 2.000 năm.

6. Có đến 1.143 loài thực vật và hoa khác nhau mà loài ong thường tìm nhụy và ưa thích.

7. Tuổi thọ của ong chúa gấp 10 lần tuổi thọ của ong thợ. Không chỉ vậy, chúng còn duy trì khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.

8. Một con ong suốt cuộc đời tạo ra lượng mật chưa bằng một thìa cà phê.

Tuổi thọ của ong (4 tuần (hè), 6 tuần (xuân), vài tháng (đông)) phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết càng mát mẻ thì ong sống càng lâu.

9. Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút - 1 con số kinh khủng.

iFact Có thể bạn chưa biết: Mật ong có tuổi thọ trên 3.000 năm - anh 4

Ong mật không thể nhận biết được màu đỏ.

10. Ong không nhận biết được màu đỏ. Chúng nhìn màu đỏ thành màu đen. Nhưng lại có khả năng nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được.

Xem thêm:

- iFact Có thể bạn chưa biết: Bí mật những 'thung lũng chết' trên Trái đất

- iFact Có thể bạn chưa biết: 10 sự thật bất ngờ về khủng long

- Con người hoàn toàn có thể nhìn trong bóng tối... nhờ cá

- iFact Có thể bạn chưa biết: Những sự thật kinh ngạc về Mắt người

Tổng hợp và dịch từ Zidbits.com
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.