Theo bản báo cáo của của Viện Brookings, con số thực tế, xác định trong ba tháng cuối cùng của năm 2014, có lẽ còn cao hơn nhiều. Số tài khoản này đều hoạt động cho Nhà nước Hồi giáo (IS) nằm trong lãnh thổ của các chiến binh ở Iraq và Syria.
IS có gần 50.000 tài khoản Twitter |
3/4 trong số đó là tiếng Ả Rập và khoảng 1/5 sử dụng tiếng Anh. Số tài khoản này có trung bình khoảng 1.000 người theo dõi.
Nhà nước Hồi giáo đã trở nên nổi tiếng với việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Twitter, để truyền bá thông điệp của mình.
JM Berger, một chuyên gia công nghệ, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết các nhóm thánh chiến đều tận dụng khai thác bất kỳ loại công nghệ nào có lợi cho họ và thực tế IS đã thành công hơn cả.
Hầu hết các tài khoản IS đã được tạo ra vào năm 2014, cho thấy rằng những con số này lại tăng rất nhanh, mặc dù hơn 1.000 tài khoản liên quan đến IS đã bị đóng cửa bởi Twitter trong tháng 12 năm 2014.
IS tận dụng mạng truyền thông xã hội để quảng bá hình ảnh |
Báo cáo của Berger ước tính có khoảng 90.000 tài khoản của IS nhưng lại kết luận ước tính "chuẩn nhất" lại chỉ có khoảng 46.000.
Trong khi đó, Aaron Zelin, một chuyên gia về các nhóm thánh chiến, và là một thành viên của Viện Washington lại cho rằng ngay cả con số thấp hơn cũng đã khoảng hàng triệu tài khoản.
Ông cho biết thêm, các tài khoản Twitter có nguồn cấp dữ liệu liên kết với Nhà nước Hồi giáo hầu hết đều đưa ra những thông điệp và video gồm cả các hoạt động quân sự.
Ông nói: "Việc tuyển quân không công khai trên Twitter. Hầu hết điều đó xảy ra trên các ứng dụng như Kik, WhatsApp và Skype. Những gì họ đang làm công khai trên Twitter là nhằm mục đích thu hút mọi người vào mà thôi".
Zelin cho biết, Twitter đôi khi có thể được sử dụng như một phương tiện kết nối giữa một người cực đoan và một người có thể tuyển dụng họ. Sau đó, những cuộc trò chuyện trên Twitter sẽ nhanh chóng chuyển sang dạng tin nhắn trực tiếp hay các hình thức khác.
Phương tiện truyền thông xã hội là một phần trung tâm trong chiến lược của IS |
Nhà nước Hồi giáo đã coi phương tiện truyền thông xã hội là một phần trung tâm trong chiến lược của mình.
Trong khi đó, đại diện Lầu Năm Góc, Ashton Carter, đang lo ngại về các mối đe dọa về các công nghệ mới trong tay của IS. Ông nói: "Đây là một nhóm khủng bố sử dụng truyền thông thúc đẩy hoạt động một cách vô hình".
Hiện đã có hàng ngàn binh lính nước ngoài tham gia chiến trường Iraq và Syria, chủ yếu từ các nước láng giềng trong khu vực Trung Đông.
Xem thêm:
- Khủng bố IS: Thánh chiến Mỹ đánh bom tự sát, giết chết 3 lính Iraq
- Cha của John Thánh chiến: ‘Không có bằng chứng buộc tội con trai tôi là đao phủ IS’
- Iraq vấp phải sự đáp trả dữ dội của IS trong chiến dịch tái chiếm Tikrit