“Kẻ giết người thầm lặng” đe dọa sự sống của 12 triệu người Việt

(Ngày Nay) - Với đặc thù không có biểu hiện triệu chứng, tăng huyết áp được được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi trong tích tắc từ một người bình thường có thể bị đột quỵ sau cơn tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, tử vong, tàn phế.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp

Tại Lễ Mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp diễn ra ngày 13/5 tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong năm người trưởng thành thì có một người mắc.

“Kẻ giết người thầm lặng này” là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa… làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc.

Nguy hiểm ở chỗ, hầu hết người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào cả và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh. Theo điều tra, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp hiện nay thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Tại Hà Nội, theo điều tra năm 2016 về các yếu tố và hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm cho thấy có đến 15,16% người dân trong độ tuổi từ 18 - 69 bị tăng huyết áp. Với nhóm tuổi từ 45 – 69 tỉ lệ này chiếm 27%. Tăng huyết áp gặp nhiều ở nhóm người có tiền sử uống rượu bia, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực và có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Ngăn ngừa tăng huyết áp như thế nào?

Theo Bộ trưởng Tiến, bệnh tăng huyết áp liên quan chặt chẽ tới các hành vi nguy cơ như hút thuốc, uống rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động thể lực.

Tại Việt Nam, có đến 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia trong đó gần một nửa uống ở mức nguy hại; người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và có khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực; hơn một nửa dân số ăn thiếu rau/trái cây; người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO và có khoảng 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch.

Đang từ một người khỏe mạnh bình thường mắc huyết áp không được phát hiện, có thể đột ngột lên cơn huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não và hậu quả là bị tử vong hoặc nếu qua khỏi thì bị tàn phế, nằm liệt giường, thậm chí phải chăm sóc suốt cuộc đời.

Vì thế, việc phòng chống các yếu tố nguy cơ cùng với dự phòng, phát hiện sớm và kiểm soát tăng huyết áp là một chương trình y tế ưu tiên để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do căn bệnh này.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tăng cường ăn rau và trái cây, giảm ăn muối xuống dưới 5 gam/ngày, tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Thực hiện những hành vi nêu trên sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đái tháo đường týp II và trên 40% các bệnh ung thư.

Đây là bệnh lý diễn biến âm thầm, vì vậy cần đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình. Người mắc

tăng huyết áp vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.

Ngày 17 tháng 5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới chọn làm Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp.

Tại lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp do diễn ra sáng 13/5 tại UBND xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn đã diễn ra các hoạt động đo huyết áp, tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân về phòng chống tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, truyền thông tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, truyền thông vận động xã hội và nâng cao nhận thức của cộng đồng về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

 Theo Dân trí

Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.