Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Kiểm phiếu lại, ông Trump 'được ăn cả, ngã càng đau'?

0:00 / 0:00
0:00
Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng, việc kiểm phiếu lại sẽ giúp ngăn chặn ông Joe Biden trở thành tân Tổng thổng thống Mỹ. Liệu việc này có dễ dàng?
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Kiểm phiếu lại, ông Trump 'được ăn cả, ngã càng đau'?

Trên thực tế việc kiểm phiếu lại tại Mỹ là chuyện thường xuyên diễn ra, đặc biệt là đối với các cuộc bầu cử cấp bang và địa phương. Trong 2 thập kỷ qua có 3 lần kiểm phiếu lại dẫn đến thay đổi kết quả bầu cử, nhưng chưa có cuộc kiểm phiếu nào liên quan đến bầu cử tổng thống.

Kiểm phiếu lại như thế nào?

Đây là việc các nhà chức trách lặp lại quá trình kiểm đếm phiếu bầu. Hoạt động này tương đối phổ biến trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, mặc dù rất hiếm gặp trong tranh cử tổng thống.

Giáo sư Rebecca Green của Đại học luật William & Mary nói: “Việc kiểm phiếu lại là hoạt động bình thường, không có gì đáng phải chú ý”. Bà cho biết, các cuộc kiểm phiếu lại thường cho thấy kết quả kiểm phiếu lần đầu là tương đối chính xác, mặc dù vẫn có sự khác biệt nhỏ, do các nhận định khác nhau về cách đếm phiếu bầu đánh dấu bằng tay hay các vấn đề khác.

Các bang tiến hành kiểm lại phiếu bầu theo các cách khác nhau, nhưng chủ yếu là kiểm đếm lại toàn bộ số phiếu. Tại bang Georgia, kết quả kiểm phiếu mới nhất cho thấy ông Biden đang có nhiều hơn ông Donald Trump 12.000 phiếu (tỉ lệ 49,5% so với 49,3%) trong tổng số 99% số phiếu đã được kiểm.

Các cử tri đi bầu trực tiếp tại các bang đó sử dụng một hệ thống bầu cử bằng máy với màn hình cảm ứng có chức năng tạo ra phiếu bầu bản giấy và sau đó các phiếu này được chạy qua máy quét để kiểm đếm. Những người bỏ phiếu qua thư cũng sử dụng các lá phiếu này và được quét bằng các thiết bị tương tự.

Khi các thiết bị quét không thể xác định ứng cử viên nào đã được cử tri lựa chọn, một nhóm các quan chức bầu cử lưỡng đảng sẽ xem xét phiếu bầu đó và quyết định lá phiếu đó bầu cho ai. Nếu ông Trump yêu cầu kiểm phiếu lại, các nhà chức trách ở Georgia sẽ lặp lại quy trình này.

Ngoài ra, ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng họ tìm thấy chứng cứ về việc các lá phiếu được bỏ bởi “những người đã qua đời” hoặc đã di chuyển nơi ở và rằng các tình nguyện viên của họ đã bị ngăn cản không được giám sát chặt chẽ việc đếm phiếu bầu như họ mọng muốn. Việc kiểm lại phiếu bầu không giải quyết những vấn đề này mà sẽ phải được giải quyết trong những quy trình pháp lý khác.

Quá trình kiểm lại phiếu bầu có thể mất nhiều tuần, một số bang sẽ đặt ra thời hạn giải quyết vấn đề này.

Ông Trump có thể yêu cầu kiểm phiếu lại được không?

Mỗi bang đặt ra quy định riêng về độ chênh lệch phiếu bầu để tiến hành kiểm phiếu lại. Một số bang yêu cầu kiểm lại trong trường hợp kết quả bầu cử quá sít sao.

Tại bang Pennsylvania, nơi có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của ông Biden, việc kiểm lại phiếu bầu là bắt buộc nếu mức độ chênh lệnh giữa ứng cử viên thắng cử và người đứng thứ 2 là nhỏ hơn 0,5% tổng số phiếu được bỏ trong cuộc bầu cử. Tính đến 0h ngày 11/11 (giờ Việt Nam), ông Biden đang dẫn trước ông Trump với tỉ lệ 0,67% số phiếu bầu trên tổng số 6,8 triệu phiếu đã được kiểm.

Cử tri tại một khu vực bầu cử có thể làm đơn đề nghị chính quyền quận tiến hành kiểm lại phiếu ở khu vực đó và luật không đặt ra giới hạn về độ chênh lệch phiếu bầu để tiến hành việc này.


Các bang khác như Georgia và Wisconsin cho phép ứng cử viên thua cuộc được phép yêu cầu kiểm phiếu lại, song không yêu cầu việc kiểm phiếu lại là bắt buộc. Bang Georgia cho phép các ứng cử viên được yêu cầu kiểm lại nếu mức độ chênh lệnh nhỏ hơn 0,5%; bang Wisconsin cho phép yêu cầu kiểm phiếu lại nếu tỷ lệ chênh lệnh nhỏ hơn 1%.

Tính đến sáng ngày 11/11 (giờ Việt Nam), ông Biden dẫn trước ông Trump ở cả hai bang này, tuy nhiên mức độ chênh lệnh đủ sít sao để ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump có thể yêu cầu kiểm phiếu lại. Thông thường, các ứng cử viên sẽ đề nghị kiểm phiếu lại sau khi bang xác định xong tổng số phiếu được bỏ, tuy nhiên, đến nay con số này vẫn chưa được công bố chính thức.

Các cuộc kiểm phiếu lại hiếm khi làm thay đổi kết quả bầu cử và chỉ xảy ra đối với các trường hợp hai ứng cử viên chỉ chênh lệch nhau vài trăm phiếu bầu.

Một công trình nghiên cứu do nhóm Bầu cử Công bằng có quan điểm phi đảng phái công bố năm 2019 đã kết luận rằng, trong số 31 cuộc kiểm phiếu lại trên phạm vi toàn bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019, chỉ có 3 lần dẫn đến thay đổi kết quả bầu cử. Điều này diễn ra trong cuộc bầu cử Thống đốc bang Washington năm 2004, bầu cử Kiểm toán bang Vermont năm 2006 và bầu Thượng nghị sỹ bang Minnesota năm 2008.

Trước khi kiểm phiếu lại tại bang Minnesota, thượng nghị sỹ đương nhiệm Norm Colema dẫn trước 215 phiếu; tuy nhiên sau khi kiểm lại, đối thủ của ông là Al Franken đã chiến thắng với mức chênh lệch 225 phiếu. Tuy nhiên, quy trình pháp lý diễn ra quá lâu khiến ghế thượng nghị sỹ này đã phải để trống trong 6 tháng.

Thông thường, trong các cuộc kiểm phiếu lại, ứng cử viên giành thắng lợi thậm chí còn được nhiều phiếu hơn một chút. Theo công trình nghiên cứu của tổ chức Bầu cử Công bằng, trung bình số phiếu của các ứng cử viên sẽ thay đổi khoảng 0,024%, một tỉ lệ quá nhỏ so với mức Tổng thống Trump cần để thắng ngược lại ông Biden trong bất kỳ bang chiến trường nào mà ông đang thua.

Bang Wisconsin, nơi ban vận động tranh cử của ông Trump đang đề nghị kiểm phiếu lại, đã từng tiến hành kiểm phiếu lại trong cuộc bầu cử năm 2016 mà ông Trump giành được chiến thắng. Ứng cử viên Jill Stein của Đảng Xanh, người giành được 1% số phiếu bầu, đã yêu cầu kiểm phiếu lại tại bang này. Kết quả, ông Trump đã có thêm 131 phiếu sau khi kiểm lại.

Tuần trước, cựu Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker của đảng Cộng hòa đã cảnh báo, Tổng thống Trump sẽ gặp trở ngại lớn trong việc đề nghị kiểm lại phiếu bầu tại bang này. Đến nay, ông Biden đang dẫn trước ông Trump 20.000 phiếu.

Cuộc kiểm phiếu lại nổi tiếng nhất là tại bang Florida năm 2000, trong đó ông George W. Bush đã hơn ông Al Gore 1.784 phiếu tại một bang mà có ý nghĩa quyết định ai sẽ làm tổng thống. Sau khi kiểm phiếu lại và ông Al Gore kiện lên tận Tòa án Tối cao, bang Florida cuối cùng đã tuyên bố ông Bush giành chiến thắng với 537 phiếu bầu nhiều hơn so với đối thủ.

Theo TG&VN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.