Diện tích của đại dương thế giới là khoảng 361 triệu km vuông (khoảng 71% diện tích bề mặt Trái đất), với dung tích vào khoảng 1,3 tỷ km khối.
Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất.
Sự sống trong lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi có sự di chuyển của động, thực vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và khoảng cách tính từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính của quần xã sinh vật biển.
Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy triều.
Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng.
Đại dương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng) như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng.
Lòng đại dương chứa vô vàn những điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá hết được. Ảnh: Zing |
Trang Ly (T/h)
*Nguồn ảnh Infographic: Zing.vn
Xem thêm:
1. 10 loài rắn độc nhất hành tinh
2. Siêu cá mập Megalodon – Sát thủ hung tợn nhất lịch sử Trái đất
3. NASA: Phát hiện đại dương ngầm siêu khổng lồ trên Ganymede, mặt trăng lớn nhất sao Mộc