Một nghệ sĩ người Colombia vẽ graffity ở Bogota |
“Là tự do và tình yêu”
Stinkfish, tay vẽ không bao giờ tiết lộ gương mặt và tên thật định nghĩa về graffiti ở Bogota như vậy. Những bức vẽ không phải là những nét nguệch ngoạc vô nghĩa mà đều ẩn chứa những thông điệp lớn.
Không một chủ đề nào thiếu trong các bức tranh tường ở Bogota. Chỉ cần nhìn các bức vẽ ở Bogota, có thể hiểu sự chuyển động xã hội ở thành phố phức tạp bậc nhất Nam Mỹ này.
“Bức tường huyền thoại” có hình ảnh những gánh xiếc rong đã thành thương hiệu của khu phố cổ La Candelaria ở Bogota.
Một bức vẽ graffiti ở Bogota |
Bức tường thuộc một khu đã được quy hoạch, chung quanh toàn dân lang thang say khướt, chỉ cách đó một vài ngã tư là tòa nhà Bogota Tower sắp hoàn thành - một tổ hợp khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm hứa hẹn sang trọng bậc nhất Bogota.
Pez, một thợ vẽ lâu năm trung thành với chủ đề về động vật. Ông truyền cả đam mê này sang cho hai người con trai Nomada và Malgeria. Ba cha con tạo nên nhiều tác phẩm liên hoàn trên đường phố, nổi bật nhất là về những chú chim di cư ở Colombia.
Bức vẽ lớn nhất của họ nằm ở bức tường đầu tiên khi bước chân vào khu phố La Candelaria từ phía nam. Các tác phẩm của họ đã tạo ra một làn sóng những bức tranh theo chủ nghĩa động vật.
Hay Guache sử dụng các hình ảnh biểu tượng đặc trưng Mỹ latin để tạo nên các bức vẽ nhiều mầu sắc. Các tác phẩm của Guache có hình ảnh những gương mặt người bản địa Colombia và ngầm ẩn trong đó là cuộc đấu tranh sống còn của những sản phẩm thủ công truyền thống của đất nước này khi đối mặt hàng giả và hàng kém chất lượng từ Trung Quốc tràn sang.
Thánh địa của giới Graffiti
Chỉ tính riêng khu phố cổ La Candelaria đã có khoảng 5.000 bức vẽ tường các loại với gần 8.000 nghệ sĩ từ có tiếng đến vô danh. Không ai biết hết Bogota có bao nhiêu tác phẩm graffiti.
Javente nói: “Ở đây ai cũng có thể là graffitor (người vẽ graffiti)”. Các bức vẽ có trên các nhà kho, các bức tường bỏ hoang, các cửa hiệu, các khu chợ, bình cứu hỏa, bến xe bus, mặt đường… Người ta còn tận dụng graffiti để quảng cáo sản phẩm.
Graffiti có từ các trục đường chính trong thành phố, hiện diện trên các toà nhà cao tầng lẫn các ngõ nhỏ tồi tàn của dân lang thang.
“Châu Âu đã không còn văn hóa graffiti từ nhiều thế kỷ trước, còn các nước Mỹ latin, graffiti vẫn đang rất phát triển”, DJ Lu tự tin khẳng định. DJ Lu cầm bình phun sơn đã tám năm nay, trên lưng chỉ cần một ba-lô nhỏ, và để lại dấu ấn khắp các con phố Bogota.
Bogota trở thành thành phố duy nhất trên thế giới công nhận một nửa tính hợp pháp của graffiti. Tất nhiên, sự công nhận này không dành cho những bức tường của các cơ quan nhà nước và các tượng đài.
Graffitor trên thế giới bắt đầu đổ về Bogota để sáng tạo. Các bức vẽ nối đuôi nhau ra đời. “Chúng tôi bắt đầu chuyển sang làm việc vào ban ngày, có thời gian để làm những dự án lớn. Người ta còn còn mang bánh mì và nước đến lúc tôi làm việc”, Crisp, một tay vẽ gốc Australia tiết lộ.
Crisp, người đã quyết định ở lại Bogota năm năm nay, đã thành lập một tour du lịch miễn phí dành riêng cho khách nước ngoài quan tâm đến graffiti, bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, dọc phố cổ La Candelaria. Bất kể mưa hay nắng, dù nhà cách địa điểm làm việc gần ba giờ đi xe bus, chỉ cần có một người đăng ký, Crisp cũng đúng giờ xuất phát, không đợi các vị khách đến muộn.
Hợp tác cùng Thời Nay
>>> Xem thêm:
- Cư dân mạng tranh cãi nảy lửa với bức ảnh: Cô bé ở trên hay dưới nước
- Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây