Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ cuối thế kỷ 17, nghề đóng tủ ở Pháp đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật được công nhận, nhờ những tài năng bậc thầy như Pierre Gole và André-Charles Boulle. Đến thế kỷ 18, nghệ nhân người Đức David Roentgen (1743-1807) và những kiệt tác bằng gỗ gụ gắn ormolu (đồng mạ vàng) đã trở thành một cơn sốt quy mô quốc tế và đưa nghề thủ công này lên một tầm cao mới.
Đồ nội thất của Roentgen có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập tư nhân của các nhà sưu tập hàng đầu, bao gồm các nhà thiết kế Hubert de Givenchy và Karl Lagerfeld, cũng như trong các bộ sưu tập của các tổ chức lớn như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và Lâu đài Versailles.
Đồ nội thất của Roentgen có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập tư nhân của các nhà sưu tập hàng đầu, bao gồm các nhà thiết kế Hubert de Givenchy và Karl Lagerfeld, cũng như trong các bộ sưu tập của các tổ chức lớn như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và Lâu đài Versailles.

Csongor Kis, chuyên gia về Nội thất & Tác phẩm Nghệ thuật Châu Âu tại nhà đấu giá Christie’s, New York, cho biết: “Nhiều người bị thu hút bởi các tác phẩm của Roentgen, một phong cách Tân cổ điển rất trong sáng, thuần khiết, trái ngược với phong cách Rococo xa hoa, huyền ảo trước đây”. Về hình thức bên ngoài, những đường cong uốn lượn kiểu Rococo đã được thay thế bằng những thiết kế thẳng, hoa văn giản lược. Cũng theo chuyên gia này, Roentgen là một cái tên đột phá khi nói đến đồ nội thất cơ khí, vốn không phải là một thứ hoàn toàn mới vào thời điểm đó, nhưng Roentgen đã hoàn thiện thể loại này, "Các tác phẩm của ông thường có thể dễ dàng nhận ra chỉ bằng cách nhìn vào chất lượng, hình thức và vật liệu."

David Roentgen được đào tạo dưới sự hướng dẫn của cha mình là Ngài Abraham Roentgen, người đã mở xưởng sản xuất đồ nội thất ở Neuwied, một thị trấn của Đức trên bờ Đông sông Rhine. Mãi cho đến khi thừa kế công ty của cha mình vào năm 1772, khả năng sáng tạo của David mới đạt đến đỉnh cao về cả thiết kế và quản lý kinh doanh.

Năm 1779, ông đã thành công ngoạn mục trong việc bán đồ nội thất của mình cho Vua Louis XVI (Pháp) với giá 3.300-4.000 bảng Anh, một số tiền chưa từng có vào thời điểm đó. Sau đó, Roentgen trở thành "maître-ébéniste" (thợ làm tủ chính) cho tập đoàn thương mại của các thợ làm nội các ở Paris.

Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen ảnh 1

Những món nội thất của David Roentgen sẽ được chào bán trong The Collector, một chương trình bán hàng trực tuyến của Christie’s từ ngày 22/3 đến ngày 5/4.

Điều mà Roentgen được ca tụng nhất là việc khéo léo ẩn các thiết bị cơ khí vào trong nội thất của mình, có cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp một cách khó tin. Các ngăn ẩn được lắp lò xo, cửa và ngăn kéo được ngụy trang vừa tiện dụng lại vừa gây ấn tượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, để việc vận chuyển không gặp rắc rối, Roentgen đã thiết kế đồ nội thất của mình với phần chân có thể tháo rời.

Roentgen cũng chế tạo các nhạc cụ, bao gồm cả hộp đàn piano hay clavichord, thoạt nhìn trông chúng giống như chiếc bàn bình thường, nhưng có thể mở ra và tiết lộ bất ngờ về âm nhạc ẩn bên trong.

Phong cách đặc trưng của Roentgen là gỗ gụ (thường có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe) gắn với ormolu, sau đó đã được sao chép rộng rãi khắp châu Âu. Roentgen cũng đã làm việc với các loại gỗ khác và tạo ra các tác phẩm với đồ khảm vô cùng độc đáo.

Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen ảnh 2

Một chiếc bàn làm việc bằng gỗ gụ gắn ormolu (1785-90).

Khám phá đồ nội thất thế kỷ 18 của 'thiên tài sáng tạo' David Roentgen ảnh 3

Bàn viết cơ khí bằng gỗ gụ acajou mouchete (1785-92), và một hộp thư bằng gỗ gụ (1785).

Theo Christie's
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.