Mỹ
Vào dịp năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ, họ ôm hôn nhau, nhảy múa theo những điệu nhạc vui vẻ và cụng ly chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.
Anh
Ở Anh lễ đón năm mới không được tổ chức long trọng như lễ Giáng sinh. Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus, hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Nửa đêm người Anh lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, cùng nhau chạm cốc, hát hò và nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới.
Brazil
Pháp
Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.
Nga
Tết Nga không thể thiếu cây thông. Người ta trang hoàng rực rỡ cho cây thông nhà mình. Một đặc trưng nữa trong lễ Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em.
Đức
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới.
Phần Lan
Ở Phần Lan, truyền thống lâu đời là phỏng đoán năm mới của một người bằng cách thả những vỏ lon đã được nung chảy vào một thùng nước, sau đó xem hình dáng của nó khi cứng lại. Nếu có hình một trái tim hay một chiếc nhẫn nghĩa là sẽ có đám cưới, hay một chuyến du lịch vào năm mới; Nếu có hình một con lợn thì đó là dấu hiệu của sự no đủ.
Ý
Trong đêm giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, người Ý vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ, nếu nửa đêm giao thừa vứt hết đồ cũ, thì sang năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh.
Colombia
Đốt ''ông năm cũ'' là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Khi những con búp bê thị thiêu rụi đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.
Mexico
Thuỵ Sĩ
Vào ngày cuối cùng của tháng 12, người Thuỵ Sĩ vẫn còn bận rộn với công việc của mình. Tuy nhiên tới 11h đêm. Tuy nhiên, tới 11h đêm, mọi người đều rất phấn khích chờ đợi giây phút giao thừa sắp tới. Khi kim đồng hồ chỉ tới số 12, họ nâng cốc và ăn bánh mỳ vì tất cả những điều tốt đẹp đã xảy ra trong năm qua. Họ ôm hôn lẫn nhau không chỉ ba lần mà rất nhiều lần.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Thuỵ Sĩ có tục thả những cái kem xuống sàn nhà và họ tin làm thế sẽ mang lại một năm tràn đầy niềm vui và may mắn.
Tiệp Khắc
Tết ở Tiệp Khắc cũng như ở các nước châu Âu khác, thường diễn ra vào dịp Giáng Sinh và được kéo dài đến ngày đầu năm mới dương lịch. Ngay đầu tháng 12, người dân Tiệp đã đi mua sắm cây thông về trang trí nhà đón năm mới. Đêm 31/12 gia đình lại đoàn tụ bên nhau, kể chuyện vui cùng bữa ăn tất niên. Giao thừa mọi người đi thăm chúc tụng hàng xóm láng giềng. Đặc biệt ngày đầu năm mới người dân Tiệp Khắc kiêng ăn thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng vì họ tin rằng nếu ăn phải thịt những con thú và gia cầm biết bay, biết chạy thì may mắn và hạnh phúc của họ trong năm mới sẽ bị tan biến mất.
Ba Lan
Ngày đầu năm còn là ngày hội hoá trang. Đàn ông ăn mặc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài... để cho mọi người không thể nhận ra.
Argentina
Argentina, đúng 12h đêm giao thừa, mọi người sẽ bước lên phía trước bằng chân phải để khởi đầu một năm mới. Ngoài ra, người dân quốc gia này còn tâm niệm nếu mặc đồ lót mới màu hồng thì tình yêu sẽ đến.
Cu ba
Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.
Tây Ban Nha
Tất cả các hoạt động như biểu diễn sân khấu và phim ảnh đều dừng lại vào thời khắc giao thừa. Khi những chiếc đồng hồ điểm 12h đêm là lúc mọi người ăn lần lượt 12 quả nho, cầu mong sự may mắn trong 12 tháng tiếp theo của năm mới. Người dân Tây Ban Nha còn có tục lệ trước năm mới không được cười trong 5 ngày. Qua 5 ngày đó phải luôn cười to đón năm mới để cầu mong sự an khang thịnh vượng.
Xứ Wales
Khoảng 3-4h sáng trong năm mới, những cậu bé sẽ đi từ nhà này đến nhà khác với một nhánh cây xanh để rắc lên người và mỗi căn phòng. Tục lệ này được cho là sẽ mang lại điều may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, trẻ em sẽ đi thăm nhà hàng xóm và ca hát, từ đó chủ nhà sẽ thưởng cho chúng đồng xu và bánh kẹo.
Nam Phi
Tại Nam Phi, chuông nhà thờ báo hiệu năm mới trong đêm giao thừa và thường có lễ bắn súng chào mừng. Mọi người ăn mặc sặc sỡ và nhẩy múa đón chào một năm mới sắp đến. Người ta cũng đổ ra đường rất đông và cùng nhau cầu nguyện.
Hy Lạp
Ngày đón năm mới mọi người ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho sang năm mới được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.
Hungary
Người dân sẽ đốt một hình nộm hay một vật tế thần được gọi là “Jack Straw”, đại diện cho những điều không may trong năm cũ. Việc làm này tượng trưng cho sự xua đuổi điều xui xẻo và đón chào năm mới may mắn, hạnh phúc.
Venezuela
Ở Venezuela, mọi người thường mặc đồ lót màu vàng vào dịp năm mới với hy vọng năm mới sẽ được may mắn. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi người đều ăn 12 quả nho để cầu may mắn trong năm tới. Có một số người viết mong ước vào một bức thư và sau đó đem đốt. Ở các gia đình đều có bữa tiệc lớn với sâm panh.
Australia
Năm mới ở Australia bắt đầu vào ngày 1/1 dương lịch. Vì Tết ở Nam bán cầu thời tiết thường ấm nóng nên người dân hay đi picnic hoặc ra biển. Trong đêm giao thừa, mọi người vui vẻ náo nức và làm huyên náo đường phố bằng đủ loại âm thanh. Các hoạt động dã ngoại, đua thuyền, đua ngựa, đi săn, lướt ván... rất được ưa thích trong dịp năm mới.
Nhật Bản
Hàn Quốc
Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền. Vào buổi sáng của năm mới, họ thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm bằng gạo. Năm mới là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, mọi người thường dành những ngày này cho gia đình và người thân.
Malaysia
Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng lộng lẫy, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thứ ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.