Khi đứa trẻ trong tâm hồn được tỉnh giấc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 18/10/2024, triển lãm “Bế bế bồng bồng” đã được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật The Outpost, nhằm tăng cường thảo luận về bình đẳng giới và chăm sóc trẻ em thông qua sách thiếu nhi.
Hoạt động tương tác tại triển lãm được các bạn trẻ hào hứng tham gia. Ảnh: Hương Giang
Hoạt động tương tác tại triển lãm được các bạn trẻ hào hứng tham gia. Ảnh: Hương Giang

Triển lãm này là hoạt động mở đầu cho chuỗi tám sự kiện về chủ đề giới và công việc chăm sóc do ECUE, Vietnam Gender Equality Movement (VGEM) và The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Triển lãm được ECUE hỗ trợ thông qua Đầu tư cho Phụ nữ (Investing in Women), một sáng kiến của Chính phủ Úc.

Khi đứa trẻ trong tâm hồn được tỉnh giấc ảnh 1

Toàn cảnh không gian triển lãm. Ảnh: Hương Giang

“Bế bế bồng bồng” tuyển chọn và trưng bày 20 tựa sách thiếu nhi có nội dung, tranh minh họa mang thông điệp về chủ đề giới và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh gia đình đến từ các đơn vị nhà xuất bản, phát hành sách uy tín ở Việt Nam. Triển lãm mở cửa đón khách thăm quan miễn phí (có đăng ký trước) từ ngày 19/10/2024 đến ngày 03/11/2024.

Khi đứa trẻ trong tâm hồn được tỉnh giấc ảnh 2

Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan. Ảnh: Thuỳ Linh

Triển lãm được khởi xướng bởi nhà giáo dục sách thiếu nhi, đồng sáng lập ICBC và thành viên VGEM (VGEMER) Phạm Thị Hoài Anh, được giám tuyển bởi Giám tuyển Phương Vũ với sự đồng hành của NXB Kim Đồng, Crabit Kidbooks, Thái Hà Book, Ehomebooks, Mọt sách Mogu, San Hô Books và Trung tâm Nghệ thuật The Outpost.

Khi đứa trẻ trong tâm hồn được tỉnh giấc ảnh 3
Bà Majdie Hordern, Bí thư thứ nhất (Phát triển) Đại sứ quán Úc tại Việt Nam - Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm. Ảnh: Hương Giang

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, bà Majdie Hordern, Bí thư thứ nhất (Phát triển) Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho biết: "Sách không chỉ là những câu chuyện đơn giản mà còn có thể là những công cụ quan trọng trong việc định hình tương lai. Những câu chuyện trong đó người bố tham gia vào công việc nhà, người mẹ tham gia kinh tế ngoài xã hội, và một gia đình nơi công việc chăm sóc là trách nhiệm chung cho thấy vai trò giới là không cố định. Những thông điệp này không chỉ tác động đến các bé khi được đọc hoặc nghe câu chuyện mà cả phụ huynh và người chăm sóc".

Chia sẻ về câu chuyện đằng sau cái tên “bế bế bồng bồng”, Nhà giáo dục sách thiếu nhi, đồng sáng lập ICBC và thành viên VGEM (VGEMER) Phạm Thị Hoài Anh nhấn mạnh: “Trẻ em là trung tâm của sự chăm sóc. Xung quanh trẻ em có rất nhiều sự chăm sóc, và cũng vì trẻ em mà rất nhiều sự chăm sóc khác được diễn ra”. Trong hành trình đi tìm một biểu tượng của sự chăm sóc, cô vô tình đọc được một câu chuyện của một người bạn, người mà lần đầu tiên bế một đứa trẻ và cảm thấy “rất kì lạ”. “Có những sự chăm sóc đến một lúc nào đấy sẽ không thể diễn ra được nữa, nhưng sức nặng của sự chăm sóc thì luôn luôn ở đấy, khích lệ, cổ vũ và cũng thách thức chúng ta rất nhiều, để chúng ta lắng nghe bản thân nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, tin tưởng vào những người xung quanh nhiều hơn”.

Khi đứa trẻ trong tâm hồn được tỉnh giấc ảnh 4

Nhà giáo dục sách thiếu nhi, đồng sáng lập ICBC và thành viên VGEM (VGEMER) Phạm Thị Hoài Anh chia sẻ cảm nghĩ tại khai mạc triển lãm. Ảnh: Thuỳ Linh

Triển lãm có nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, thu hút sự tham gia của đông đảo người tham dự. Với những hoạt động tương tác như viết thư ở “Tiệm mật ong lừng danh”, cùng chăm sóc mái đầu của cậu bé nở hoa rực rỡ, thả những viên kẹo vào hộp kẹo cảm xúc… đã giúp mọi người như được đánh thức “đứa trẻ trong tâm hồn mình".

ECUE, VGEM và ICBC mong muốn triển lãm sẽ thúc đẩy những trao đổi đa chiều và thảo luận sâu sắc về sự hiện diện và tham gia của các vai trò giới khác nhau trong công việc chăm sóc nói chung và chăm sóc hướng tới trẻ em nói riêng thông qua sự gợi mở và những quan sát từ sách thiếu nhi, để từ có đó thêm góc nhìn, thêm cơ sở cho những nghiên cứu hay thực hành chất lượng về chủ đề này trong tương lai.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).