'Khi nào thì con được tới trường?'

(Ngày Nay) - Những ngày này, nihều phụ huynh đang phải làm việc tại nhà hoặc lao đao tìm nơi trông trẻ. Một số người đã chuyển con đến những trường mới ở những khu vực không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.



Một nữ sinh Hong Kong học online tại nhà. Ảnh: NY Times
Một nữ sinh Hong Kong học online tại nhà. Ảnh: NY Times

"Các con tôi luôn hỏi 'Khi nào chúng ta có thể ra ngoài chơi? Khi nào chúng ta có thể đến trường?'", theo Gao Mengxian, một bà mẹ có hai con gái nhỏ đang phải ở nhà kể từ Tết Nguyên đán.

Người phụ nữ này đã phải bỏ việc để ở nhà trông hai con, điều này cũng khiến cô phải tính toán chi li cho từng khoản sinh hoạt phí. Hai con gái của Gao , 10 và 8 tuổi, mỗi ngày đều loay hoay tự học ở nhà qua các lớp online, do hạn chế về công nghệ nên Gao không thể giúp gi được cho bọn trẻ.

Tại Hong Kong, những gia đình như Gao, đã phải rất vất vả để duy trì một cuộc sống bình thường.

Nhận thức được sự khó khăn của phụ huynh kể từ khi trường học đóng cửa, nhiều chính phủ đã ban hành các biện pháp hỗ trợ. Nhật Bản đang cung cấp các khoản trợ cấp để giúp các công ty bù đắp chi phí cho phụ huynh làm việc tại nhà. Các phụ huynh ở Pháp cũng được nhận 14 ngày nghỉ phép có lương để ở nhà trông con.

'Khi nào thì con được tới trường?' ảnh 1

Một trường học tại Nagoya, Nhật Bản vẫn mở cửa để đón những học sinh phải ở nhà một mình trong mùa dịch. Ảnh: Kyodo

Julia Bossard, một bà mẹ hai con ở Pháp, cho biết cô đã bị buộc phải cân đối lại về toàn bộ sinh hoạt của mình kể từ khi trường học đóng cửa trong hai tuần để khử trùng. Một ngày của Julia sẽ bao gồm việc giúp con làm bài tập về nhà, sau đó lùng sục từng siêu thị để mua mỳ ống, gạo và thực phẩm đóng hộp. "Chúng tôi phải tự điều chỉnh lại sinh hoạt của cả gia đình", người mẹ 39 tuổi nói.

Trực tuyến và một mình

Để giúp học sinh học tại nhà, các nhà chức trách Ý đã thiết lập nền tảng giáo dục trên web để giáo viên lưu lại các bài giảng của mình cho học sinh. Đài truyền hình Mông Cổ hiện đang phát sóng các giờ học.

Học sinh thậm chí còn học giáo dục thể chất trực tuyến: đã có một trường học ở Hong Kong yêu cầu học sinh mặc đồng phục thể dục và tập luyện các động tác trên màn hình.

Tuy nhiên, những rào cản công nghệ và những phiền nhiễu không thể tránh khỏi khi phải học tại nhà đã khiến nhiều học sinh rơi vào cảnh bị cô lập.

Thira Pang, một học sinh trung học 17 tuổi ở Hong Kong, đã nhiều lần "lên lớp" trễ vì kết nối internet của cô chậm và không ổn định.

"Hiện tại em phải đăng nhập trước giờ học 15 phút và sẽ cần thêm may mắn để xem liệu hôm nay mình có được học không", nữ sinh này chia sẻ.

'Khi nào thì con được tới trường?' ảnh 2

Các học sinh Trung Quốc đã quen với việc học một mình ở nhà qua các màn hình. Ảnh: Reuters

Học online tại nhà đặt ra những thách thức lớn hơn cho những học sinh nhỏ tuổi và ông bà. Ruby Tan, một giáo viên ở Trùng Khánh, cho biết nhiều ông bà đã nhận trách nhiệm trông cháu để cha mẹ chúng có thể đi làm. Nhưng ông bà không phải lúc nào cũng biết công nghệ.

"Họ không có cách nào để giám sát việc học tập của trẻ, thay vào đó là để chúng tự học và sinh ra thói quen mất tập trung khi nghe giảng", cô Tan nói.

Việc đóng cửa cũng đã thay đổi các ngày lễ tại trường học. Ở Nhật Bản, năm học thường kết thúc vào tháng 3, nhưng nhiều trường đã quyết định không tổ chức lễ tốt nghiệp cho học sinh hoặc giới hạn số người tham dự do lo ngại lây lan dịch bệnh.

Khi con trai của Satoko Morita tốt nghiệp trung học ở tỉnh Akita, miền bắc Nhật Bản, vào ngày 1/3, cô đã không ở đó. Người mẹ này cũng không thể tham dự lễ tốt nghiệp tiểu học của con gái mình.

"Con gái tôi cho rằng buổi lễ sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như cha mẹ không thể đến dự", Morita kể lại.

Gánh nặng cho phụ nữ

Khi đóng cửa, các gia đình phải suy nghĩ lại về cách họ hỗ trợ và phân chia trách nhiệm cho nhau. Gánh nặng lại nghiêng về phía các bà mẹ, những người vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con cái.

Con trai 11 tuổi của Lee Seong-yeon - một nhân viên bệnh viện ở Seoul (Hàn Quốc), đã nghỉ học kể từ đầu tuần này do lệnh đóng cửa trường học.

Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, những nhân viên y tế như Lee và chồng cô không có lựa chọn làm việc tại nhà.

'Khi nào thì con được tới trường?' ảnh 3

Một nữ nhân viên công sở đưa con tới nơi làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP

Vì vậy, con trai của Lee đành ở nhà một mình cả tuần, bữa trưa sẽ là những hộp cơm đã được cô làm sẵn từ buổi sáng.

"Nếu con tôi nhỏ tuổi hơn, có thể tôi sẽ phải nghỉ việc do không thể để nó ở nhà một mình", Lee cho biết.

Tuy nhiên, có con ở nhà cũng là gánh nặng cho công việc của Lee. "Tôi cố gắng nghỉ làm lúc 6 giờ chiều, ngay cả khi những người khác còn đang tất bật với công việc, rồi trở về nhà thật nhanh để nấu cơm cho con. Do đó tôi không thể cống hiến cho công việc như trước".

Ngay cả các bà mẹ có thể rời khỏi các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà trẻ. Cristina Tagliabue, một doanh nhân từ Milan, gần đây đã chuyển cùng con trai 2 tuổi đến ngôi nhà thứ hai của mình ở Rome.

"Không một nhà trẻ nào nhận con tôi bởi các phụ huynh khác không muốn một đứa trẻ đến từ vùng dịch", Tagliabue nói.

Việc đóng cửa ở Ý - bao gồm dịch vụ chăm sóc ban ngày ngoài trường học và đại học - có khả năng tạo ra vấn đề cho phụ huynh trên toàn quốc.

Tagliabue đã từ chối một số công việc vì cô không thể làm việc tại nhà mà không có người giữ trẻ. "Đóng cửa các trường học là đúng đắn. Nhưng điều này cũng gây ra những tổn thất. Chính phủ nên làm gì đó để giúp đỡ các bà mẹ, chúng tôi cũng đang bị cách ly khỏi xã hội", Tagliabue khẳng định.

Những "nạn nhân" gián tiếp

Quyết định đóng cửa các trường học đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho các ngành nghề khác trong xã hội.

Tại Nhật Bản, các trường học đóng cửa đồng nghĩa với việc chấm dứt các bữa trưa số lượng lớn, điều này gây thiệt hại cho các nhà cung cấp thực phẩm và người nông dân.

Còn ở Hong Kong, một "đội quân" giúp việc bống chốc lâm vào cảnh thất nghiệp sau khi các gia đình giàu có đăng ký cho con đi học ở nước ngoài.

Các nhà quản lý trường học ở Nhật Bản, sau khi nhận quyết định đóng cửa đầy bất ngờ, đã vội vã hủy đơn đặt hàng cho các bữa ăn trưa. Khiến các công ty cung cấp thực phẩm hủy đơn hàng của các hộ nông dân và cho nhân viên giao hàng nghỉ phép dài hạn.

Kazuo Tanaka, phó giám đốc công ty Yachimata School Lunch Center ở thành phố Yachimata miền trung Nhật Bản, cho biết họ đã phải hủy các đơn đặt hàng nguyên liệu để làm khoảng 5.000 bữa trưa cho 13 trường học. "Điều này khiến chúng tôi mất khoảng 20 triệu yên mỗi tháng", ông Tanaka nhận định.

Yuzo Kojima, tổng thư ký của Hiệp hội Bữa trưa Trường học Quốc gia cho biết: "Những người nông dân nuôi bò sữa và trồng rau sẽ phải hứng chịu thiệt hại. Các nhân viên làm việc ở nhà ăn trong trường cũng sẽ bị thất nghiệp".

Để giảm bớt ảnh hưởng, chính phủ Nhật Bản đang cung cấp trợ giúp tài chính cho phụ huynh, doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhưng các công ty cung cấp thực phẩm cho học sinh vẫn chưa nhận được khoản bồi thường chi phí nào cho nhân viên của mình.

Ở Hong Kong, nhiều người trong số những người giúp việc gia đình khá giả đã thất nghiệp vì các phụ huynh này quyết định gửi con đi du học hoặc họ sẽ làm việc tại nhà để trông con.

"Nhu cầu về người giúp việc đã giảm 1/3 khi dịch bệnh bắt đầu, bởi vì nhiều công ty cho phép cha mẹ làm việc tại nhà", ông Felix Choi, giám đốc của Babysitter.hk, một công ty cung cấp bảo mẫu, cho biết. "Bây giờ một số gia đình người nước ngoài đã rời khỏi thành phố thay vì chờ đợi cuộc sống trở lại bình thường".

Theo NY Times
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.