Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương

(Ngày Nay) - Trong năm 2019, hàng tỷ người dân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã cảm thấy sự khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng khí hậu, điều tưởng chừng chỉ xảy ra trong tương lai xa.
Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương

Sương mù độc hại đang bao trùm các siêu đô thị châu Á, trong khi hàng trăm người chết vì lũ lụt và lở đất, nắng nóng và hạn hán gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước và cháy rừng, gây ảnh hưởng tới sinh kế của hàng tỷ người.

Không chỉ còn là những lời cảnh báo trong các báo cáo thông thường, các nhà khoa học cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn và đang gây ra hậu quả tàn khốc ở châu Á - Thái Bình Dương.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương ảnh 1

Các đô thị ở châu Á luôn chìm trong lớp sương mù khói bụi.

"Chuỗi thiên tai không ngừng trong hai năm qua vượt xa những gì khu vực này đã từng trải qua hoặc có thể dự đoán trước", báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hợp Quốc hồi tháng 8 cho biết.

Trong khi nhiều người ở các nước phát triển coi cuộc khủng hoảng khí hậu là một vấn đề cấp bách trong tương lai, thì đối với hàng tỷ người sống ở châu Á-Thái Bình Dương, nó đã chạm đến mọi mặt của cuộc sống.

Khu vực dễ chịu tổn thương nhất

Châu Á - Thái Bình Dương, nơi chiếm 60% dân số thế giới, là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Các chuyên gia chỉ ra nhiều thực trạng dẫn đến việc biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng tại đây: tốc độ đô thị hóa vượt quá quy hoạch cơ sở hạ tầng thích hợp, sự bùng nổ dân số và di cư ồ ạt của người dân đến các đô thị làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước và ô nhiễm khói bụi do giao thông và xây dựng.

Nhiều thành phố lớn của châu Á, bao gồm Mumbai, Thượng Hải, Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh và Jakarta, nằm ở ven biển và vùng trũng, có nguy cơ ngập lụt hoặc thậm chí "biến mất" một phần trong những mùa mưa lũ.

Các nước châu Á đang phát triển nhanh, với nền công nghiệp phụ thuộc vào than - nguyên nhân gây phát thải khi carbon dioxide ngày càng tăng, bất chấp những nỗ lực của các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc trong việc sử dụng các nguyên liệu sạch và bền vững.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương ảnh 2

Cháy rừng mất kiểm soát tại bang New South Wales của Australia khiến chính quyền phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Khi sự giàu có về vật chất tăng lên, thị trường tiêu dùng cũng như nhu cầu về các tiện ích sản xuất khí thải như điều hòa không khí, ô tô và hàng hóa dùng một lần cũng vậy.

Một số quốc gia và thành phố giàu có như Singapore hay Hong Kong có đủ khả năng chống lại các tác động của biến đổi khí hậu - ở một mức độ nào đó, thì ở những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, người dân với mức thu nhập bấp bênh sẽ phải hứng chịu hoàn toàn tác động của biến đổi khí hậu.

"Nếu không có hành động khẩn cấp , thì nhiệt độ Trái đất sẽ tăng hơn 3 ° C vào cuối thế kỷ, gây ra những tác hại to lớn đối với sức khỏe con người", Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas tuyên bố. "Chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris."

Mực nước biển dâng

Là một cư dân của đảo Samoa nằm trên Thái Bình Dương, bà Tagaloa Cooper-Halo hiểu rõ tác động to lớn của hiện tượng nước biển dâng.

"Mực nước biển đang tăng tốc", ông Cooper-Halo, làm việc tại Ban Thư ký Chương trình Môi trường khu vực Thái Bình Dương (SPREP), cho biết. "Chúng tôi từng dự kiến mực nước biển sẽ dâng trong vòng 20 năm nữa, nhưng hiện tượng đó đang diễn ra trước mắt".

Trong một báo cáo mang tính bước ngoặt trong năm nay, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc đã xác nhận rằng mực nước biển toàn cầu đang tăng nhanh hơn dự kiến.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương ảnh 3

Hiện tượng nước biển dâng đe dọa tới tình hình an ninh, kinh tế của nhiều quốc gia châu Á.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 cho thấy, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng, nhiệt độ Trái đất ấm lên, băng ở các cực tan chảy có thể khiến mực nước biển tăng hơn 2 m vào cuối thế kỷ này nếu việc phát thải khí nhà kính tiếp tục không được kiểm soát.

Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc thích nghi với mực nước biển dâng sẽ là một thách thức chính đối với châu Á-Thái Bình Dương. Các biện pháp bao gồm bảo vệ bờ biển và cơ sở hạ tầng, khôi phục rừng ngập mặn và xác định các khu vực có nguy cơ bị lũ lụt.

Cooper-Halo cho biết các quốc gia Thái Bình Dương đã buộc phải thích nghi với tình trạng này bằng cách lắp đặt các trạm quan trắc đo mực nước biển dâng và xây dựng các tuyến đê biển cũng như rừng ngập mặn để giữ đất.

Những cơn bão ngày càng hung tợn

Khoảng 2,4 tỷ người (một nửa dân số châu Á) đã phải hứng chịu các trận bão, lũ lụt và lở đất trong năm 2019.

Cụ thể, hiện tượng mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở đất tại các quốc gia Nam Á như Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Bangladesh đã để lại sự tàn phá nghiêm trọng và khiến hàng trăm người chết.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương ảnh 4

Cơn bão Kammuri quét qua Philippines vào tháng 12 gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi đó, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka và Philippines đón không ít những cơn bão lớn trong năm vừa qua, hiện tượng thiên tai cực đoan này khiến hàng trăm ngàn người phải di dời nhà cửa và gây thiệt hại tiền của cho các quốc gia.

Cuộc khủng hoảng khí hậu dự kiến sẽ tạo ra những cơn bão lớn hơn, lượng mưa tăng và gió mạnh hơn.

Theo thống kê của Tổ chức Khí tượng Thế giới, 7 trong số 10 thảm họa gây thiệt hại kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 1970 đến 2019 là bão nhiệt đới.

Tất cả các thành phố và quốc gia dễ bị bão tấn công đều chịu áp lực cải thiện cơ sở hạ tầng và lập kế hoạch đúng đắn cho sự phát triển trong tương lai. Việc đầu tư vào hệ thống cảnh báo sớm đã cứu được vô số sinh mạng trước khi mưa bão đổ bộ.

Tình trạng thiếu nước trở nên tồi tệ hơn

Khi khủng hoảng khí hậu làm cho lượng mưa và gió mùa trở nên thất thường hơn, tình trạng hạn hán và thiếu nước ngày càng trở nên nghiêm trọng.

5 năm qua là những năm nóng nhất trong lịch sử ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Australia. Năm nay, thành phố lớn thứ sáu của Ấn Độ là Chennai gần như cạn kiệt nguồn nước.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra tại châu Á-Thái Bình Dương ảnh 5

4 hồ nước phục vụ cho 5 triệu cư dân thành phố Chennai cạn kiệt hoàn toàn do hạn hán.

Trên khắp đất nước, 600 triệu người cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và cuộc khủng hoảng dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các sông băng ở dãy Himalaya tan chảy và các giếng khoan của Ấn Độ có nguy cơ cạn kiệt.

Một báo cáo mới trong tháng 12 cho biết 1/4 dân số thế giới đang sống ở những khu vực mà nguồn nước không đủ cho nhu cầu của người dân.

"Thiếu hụt nước là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà không ai nói đến. Hậu quả của nó là rõ ràng gây ra tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột và di cư, cũng như bất ổn tài chính", Andrew Steer, chủ tịch và CEO của Viện Tài nguyên Thế giới cho biết.

Thập kỷ tiếp theo

Thế giới bây giờ ấm hơn 1,1 độ so với thời điểm bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp và theo các kịch bản hiện tại, lượng khí thải carbon dioxide sẽ cần giảm 7,6% mỗi năm trong thập kỷ tới.

Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng này đã nhấn mạnh sự mất kết nối lớn giữa các quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và cộng đồng toàn cầu cần thay đổi thực trạng này.

Những người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng ở châu Á-Thái Bình Dương không có đủ một thập kỷ nữa để phần còn lại của thế giới biến những mục tiêu trên thành hiện thực.

"Đầu hàng không phải là một lựa chọn. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, công chúng đã đối diện với thực tế này trong nhiều năm qua. Bây giờ, các quốc gia còn lại cần phải bắt kịp và tiến bước", Cooper-Halo nói.

Theo CNN
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.