Khủng hoảng nước đe dọa sản xuất lương thực thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc khủng hoảng nước có thể khiến GDP trung bình của các nước có thu nhập cao giảm 8% vào năm 2050 và các nước có thu nhập thấp giảm tới 15%.
Hồ Tân Giang, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) có dung tích dưới mực nước chết do hạn hán kéo dài. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Hồ Tân Giang, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) có dung tích dưới mực nước chết do hạn hán kéo dài. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Theo hãng tin AFP, các chuyên gia cảnh báo trong một báo cáo quan trọng được công bố ngày 17/10 rằng nếu không hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng nước, hơn một nửa sản lượng lương thực của thế giới có thể gặp rủi ro vào năm 2050.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu (GCEW) nêu rõ: "Gần 3 tỷ người và hơn một nửa sản lượng lương thực của thế giới hiện đang ở những khu vực mà tổng lượng nước dự trữ dự kiến ​​sẽ giảm".

Báo cáo cũng cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nước có thể khiến GDP trung bình của các nước có thu nhập cao giảm 8% vào năm 2050 và các nước có thu nhập thấp giảm tới 15%.

Báo cáo cho biết gián đoạn của chu trình nước có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Suy giảm kinh tế sẽ là hậu quả của thay đổi lượng mưa và nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu, cùng với tổng lượng nước dự trữ giảm và tình trạng thiếu nước sạch và vệ sinh”.

Trước cuộc khủng hoảng này, báo cáo kêu gọi coi vòng tuần hoàn nước là “lợi ích chung toàn cầu” và cần chuyển đổi quản lý nước ở mọi cấp độ.

Báo cáo cho biết: "Chi phí phát sinh từ những hành động này rất nhỏ so với tác hại mà việc tiếp tục không hành động sẽ gây ra cho nền kinh tế và nhân loại".

Trong khi nước thường được coi là “món quà dồi dào của thiên nhiên”, nhưng báo cáo nhấn mạnh rằng nước rất khan hiếm và tốn kém để vận chuyển.

Báo cáo kêu gọi loại bỏ “các khoản trợ cấp có hại trong các ngành sử dụng nhiều nước hoặc chuyển hướng chúng sang các giải pháp tiết kiệm nước và cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho người nghèo và người dễ bị tổn thương”.

“Chúng ta phải kết hợp việc định giá nước với các khoản trợ cấp phù hợp”, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới Ngozi Okonjo-Iweala, đồng chủ tịch của GCEW, cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Một đồng Chủ tịch GCEW khác, Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam, nhấn mạnh đến nhu cầu phải xem nước là vấn đề toàn cầu, phải “đổi mới và đầu tư” để giải quyết khủng hoảng và “ổn định chu trình thủy văn toàn cầu”.

Cận cảnh vị trí nơi trước đây từng tồn tại 02 bức tường ngăn cách lối đi riêng giữa hộ gia đình ông Cường và bà Loan.
Người dân “gặp khó” khi thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền?
(Ngày Nay) - Trong quá trình thực hiện chỉ đạo của UBND phường Kim Mã, đó là phục hồi nguyên trạng bức tường ngăn cách giữa hai hộ đã bị hàng xóm phá sập trong quá trình xây dựng nhà, gia đình ông Nguyễn Phi Cường đã bị hàng xóm ngăn cản, chửi bới, thậm chí đe doạ tính mạng. Chính quyền địa phương dù đã nắm được sự việc, nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để…
Ảnh minh họa: TTXVN
10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Sử dụng ứng dụng VssID cho khám chữa bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN
Phụ huynh có thể tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký tài khoản VssID cho con
(Ngày Nay) - Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trường hợp trẻ đủ 6 tuổi (72 tháng) mà chưa đến kỳ nhập học lớp 1 thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó. Đối với học sinh lớp 12, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.