Khủng hoảng nước sạch: Người giàu cũng khóc

[Ngày Nay] - Hệ thống đường ống đã được thay mới. Chính quyền khẳng định nước giờ đây đã đủ an toàn. Nhưng người dân vẫn tiếp tục sử dụng nước đóng chai và nghi hoặc tất cả. Niềm tin đã xói mòn.
Các nhà hoạt động biểu tình nhằm gây sức ép với chính quyền trong vấn đề nước sạch (19/2/2016).
Các nhà hoạt động biểu tình nhằm gây sức ép với chính quyền trong vấn đề nước sạch (19/2/2016).

Ngày 25 tháng 4 năm 2014 đánh dấu sự kiện thị trấn Flint tại bang Michigan của Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng nguồn nước sinh hoạt mới lấy từ sông Flint. Trên màn hình ti vi, các quan chức của thị trấn cười rạng rỡ, nâng ly mừng sự kiện đặc biệt này.

“Hãy uống mừng cho Flint!” - thị trưởng Dayne Walling nói trước khi uống cạn chiếc ly chứa đầy nước sông.

Khủng hoảng nước sạch: Người giàu cũng khóc ảnh 1

Giáo sư Marc Edwards đưa ra bằng chứng về sự chênh lệch chất lượng giữa nguồn nước Flint và Detroit sau kiểm nghiệm.   Ảnh: AP.

Đó cũng là ngày bắt đầu cuộc khủng hoảng nước sạch Flint. Ngay sau khi chuyển sang sử dụng nguồn nước mới, người dân thị trấn bắt đầu nhận thấy những điều bất ổn trong nước sinh hoạt của mình: Mùi rất khó chịu, vị như kim loại và gây mẩn ngứa trên da. Họ mang những chai nước máy vẩn đục màu kim loại rỉ sét đến trình báo với các quan chức của thị trấn, nhưng được trấn an rằng nước đủ an toàn để sử dụng.

Thực tế không phải như vậy. Chính quyền Flint đã không xử lý kiểm soát ăn mòn cho nguồn nước mới. Hậu quả là kim loại chì thôi ra từ hệ thống đường ống cũ kỹ của thành phố đã hòa vào dòng nước, khiến nồng độ chì trong máu của người dân tăng đột biến. Cơn khủng hoảng ô nhiễm nước này dẫn đến hậu quả là nhiều quan chức bị mất ghế và truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống đường ống cũ của Flint cũng được thay mới trong một dự án kéo dài nhiều năm.

Khủng hoảng nước sạch: Người giàu cũng khóc ảnh 2

Nước máy vẩn đục.

Nhưng với người dân Flint, cuộc khủng hoảng nước này vẫn chưa lùi vào quá khứ.

“Người dân vẫn đang phải đối mặt với hậu quả của việc bị đầu độc bởi chính chính quyền của mình”, tân thị trưởng Karen Weaver, người thay thế ông Walling cho biết. Cho đến hôm nay, bà Weaver vẫn tiếp tục khuyến cáo người dân chỉ uống nước đóng chai hoặc nước đã qua tinh lọc.

Sau nửa thập kỷ diễn ra cuộc khủng hoảng nước sạch, đây là những gì đã thay đổi, và những gì vẫn còn chưa thay đổi, tại thị trấn này.

Không còn sự quan tâm, ngoại trừ ở Flint

5 năm trước, chị Melissa Mays, một cư dân Flint, có thể uống nước trực tiếp từ vòi mà không bận tâm về dư lượng chì hay vi khuẩn Legionella. Nhưng khi chất lượng nước đi xuống, chị Mays đã mạnh mẽ lên tiếng. Melissa Mays tổ chức các cuộc biểu tình, khởi xướng các vụ kiện và trở thành một trong những gương mặt năng nổ nhất trong cuộc chiến giành lại quyền được sử dụng nước sạch cho người dân.

Khủng hoảng nước sạch: Người giàu cũng khóc ảnh 3

Gladyes Williamson ngửi một bình nước lấy từ vòi vòa ngày 13/1/2016. Williamson là một trong những người đấu tranh phanh phui khủng hoảng nước sạch từ đầu năm 2014.

Nhưng cho đến hôm nay, nước đóng chai vẫn là thứ nước duy nhất chị Mays uống. Chị cũng hạn chế tối đa thời gian tắm giặt. Chị không còn tin vào lời nói của chính quyền. “Tôi đã từng vui vẻ và tích cực hơn nhiều”, chị Mays nói, “nhưng giờ đây, bất mãn là cảm giác thường trực”.

Những năm đầu sau khi vụ việc xảy ra, chị Mays đã hy vọng rằng dưới sức ép của dư luận cả nước, cuộc khủng hoảng nước tại Flint sẽ được giải quyết thấu đáo. Nhưng mọi việc vẫn còn ngổn ngang. Sự quan tâm của dư luận không còn. Và niềm tin cũng đã dần xói mòn.

“Chúng tôi đang trở về xuất phát điểm, chúng tôi kêu gào, nhưng dường như không có ai nghe thấy”, chị Mays nói.

“Chúng tôi không còn niềm tin”

Theo thông báo của chính quyền bang Michigan, nước sinh hoạt tại thị trấn Flint giờ đã đạt tiêu chuẩn liên bang. Hàm lượng chì và đồng đã giảm. “Xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt ở Flint cho kết quả tương đương hoặc tốt hơn nước tại các thị trấn tương tự tại bang Michigan và trên khắp đất nước”, chính quyền Michigan khẳng định.

Khủng hoảng nước sạch: Người giàu cũng khóc ảnh 4

Người dân vẫn nghi ngờ về chất lượng nước sinh hoạt.

Nhưng người dân vẫn lo lắng. Bởi thực tế là vào các năm 2014 và 2015, vào lúc cao điểm của sự cố, các quan chức vẫn khẳng định rằng nước sinh hoạt đủ an toàn và bỏ qua những mối quan ngại của người dân. Nước đóng chai vẫn tiếp tục là mặt hàng bán chạy, những mối nghi hoặc ngày càng lớn về hệ thống đường ống dẫn nước, về hạ tầng nước đang ngày một xuống cấp, và về tất cả mọi điều khác. “Người dân không còn niềm tin”, tân thị trưởng Weaver nói. “Niềm tin đối với mọi cấp chính quyền đều đã sụp đổ”.

Bà Weaver cam kết trong cương vị thị trưởng sẽ thay mới hoàn toàn những tuyến đường ống bằng kim loại chì và thép mạ kẽm của thị trấn, và bà đã đạt được những tiến triển ban đầu. Hơn 8.000 tuyến đường ống đã được thay mới, hàng ngàn tuyến khác đã được kiểm tra để đảm bảo rằng không có nguy cơ gây nhiễm độc chì. Bà hy vọng rằng việc kiểm tra hoặc thay mới 7.000 tuyến đường ống còn lại sẽ được hoàn tất trong năm nay.

Nhưng bên cạnh việc lắp đặt các tuyến đường ống mới, các quan chức của trị trấn Flint cũng đang phải nỗ lực để thuyết phục người dân “cai” sử dụng nước đóng chai.

Bang Michigan đã cho đóng cửa các điểm cung cấp nước đóng chai từ năm ngoái. Các chai nước do hãng thực phẩm Nestle tài trợ vẫn tiếp tục được phân phối, nhưng với số lượng và thời gian rất hạn chế so với trước đây. Kế hoạch của chính quyền là sẽ ngừng hoạt động này trong năm nay.

Đằng sau cuộc khủng hoảng nước

Tình cảnh khó khăn của thị trấn Flint không bắt đầu từ cuộc khủng hoảng nước. Từ giữa thế kỷ trước, Flint là một thị trấn nhỏ bé nhưng sầm uất, là phố thị trung tâm của một khu công nghiệp chế tạo ô tô nơi tập trung một tầng lớp trung lưu khá giả. Nhưng khi ngành chế tạo ô tô suy thoái, thị trấn cũng bước vào giai đoạn sa sút.

Khủng hoảng nước sạch: Người giàu cũng khóc ảnh 5

Sau khi nhiều nhà máy đóng cửa khiến mất đi hàng ngàn việc làm, thị trấn Flint dần trở nên vắng vẻ đìu hìu. Năm 2017, dân số của Flint chỉ còn hơn 96.000 người, bằng một nửa so với nửa thập kỷ trước đó.

“Cuộc khủng hoảng nước là một triệu chứng của một căn bệnh trầm kha hơn mà thị trấn Flint đang phải đối mặt”, nghị sĩ Dan Kildee, một dân biểu đại diện cho Flint cho biết. Dù các trường đại học hoạt động tại Flint đã phần nào cứu vớt thị trấn nhỏ này, nhưng công ăn việc làm trong ngành chế tạo đã một đi không trở lại. Mất đi nguồn thuế, thị trấn rơi vào tình cảnh ngân sách eo hẹp. Tình hình tài chính bi đát đến nỗi chính quyền bang đã phải chỉ định nhân sự khẩn cấp để trông coi việc chi tiêu, vận hành của thị trấn này trong một động thái bị chỉ trích là tước đoạt quyền kiểm soát của địa phương.

Tại thời điểm cuộc khủng hoảng nước bắt đầu, một nhân sự quản lý được chỉ định vận hành thị trấn Flint đã đưa ra quyết định thay đổi nguồn cung cấp nước sạch với một mục đích duy nhất là để tiết kiệm chi phí.

“Trước khi cuộc khủng hoảng nước xảy ra, thị trấn Flint vốn đã trong tình trạng ngấp nghé khủng hoảng”, nghị sĩ Kildeee mói. “Và chỉ cần thêm một giọt nước cũng sẽ làm tràn ly”.

Trách nhiệm trước pháp luật

Nhà chức trách cam kết sẽ thực thi công lý cho người dân Flint. Họ hứa hẹn rằng những cá nhân liên quan trong cuộc khủng hoảng nước nhiễm độc sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. “Các quyết định khởi tố sẽ chỉ là màn dạo đầu”, cựu công tố viên liên bang Bill Schuette đã tuyên bố 3 năm về trước, khi ra quyết định khởi tố những bị can đầu tiên. “Sẽ còn nhiều người nữa phải ra trước tòa - đó là điều tôi cam kết với các bạn”. Trên thực tế, đã có 15 cá nhân trong chính quyền địa phương và chính quyền bang đã bị truy tố với các tội danh liên quan tới cuộc khủng hoảng nước ở trấn Flint. Các cáo buộc khẳng định quan chức chính quyền đã không đưa ra cảnh báo cho người dân về nguy cơ nước nhiễm độc, và đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền lên trên yêu cầu phải đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn cho người dân. Tuy nhiên, sau 5 năm, vẫn chưa có cá nhân nào phải chấp hành hình phạt tù. Nhiều bị cáo đã được giảm tội danh do khai báo thành khẩn. Nhiều bị can khác vẫn chưa đến ngày ra tòa.

Bộ máy lãnh đạo mới

Một số quan chức của thị trấn Flint năm xưa nâng ly mừng sự kiện đổi nguồn nước mới đã bị bãi miễn - lý do không ít thì nhiều đều có liên quan tới cuộc khủng hoảng nước.

Nỗ lực tái tranh cử của cựu thị trưởng Walling, một trí thức ưu tú với một sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn, đã tan thành mây khói vào năm 2015 khi các kết quả xét nghiệm cho thấy chất lượng nước ở Flint đúng như những gì người dân lo lắng.

Nhiều người khác cũng đã buộc phải rời nhiệm sở: cựu thống đốc Michigan Snyder, một nhân sự được chỉ định trông coi việc chi tiêu của Flint, và rất nhiều nhân viên chính quyền có liên quan tới hệ thống cấp nước cùa thành phố.

Với một bộ máy lãnh đạo đã được thay máu, người dân Flint hy vọng vào một ngày mai tốt hơn, khi họ có thể thật sự bỏ lại cuộc khủng hoảng nước đằng sau.

“Tôi không nói là cuộc khủng hoảng nước đã kết thúc”, thị trưởng Weaver nói. “Nhưng chúng tôi đang bước ra khỏi khủng hoảng và trên con đường phục hồi”.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.