Kinh hoàng tội ác chặt tay chân trẻ em để hiến tế ở châu Phi

Daily Mail đưa tin, số vụ giết trẻ em để thực hiện lễ hiến tế có xu hướng tăng trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc gia ở Uganda sẽ diễn ra vào năm 2016.
Kinh hoàng tội ác chặt tay chân trẻ em để hiến tế ở châu Phi

Giới truyền thông đưa tin một số chính trị gia ở các địa phương hy vọng bộ phận cơ thể trẻ em có thể giúp họ thắng cử. Họ và những doanh nhân giàu thường trả những khoản tiền rất lớn (có thể lên tới vài nghìn USD) cho các thầy lang để họ bắt trẻ em nghèo và lấy những bộ phận cơ thể của nạn nhân, Binoga, một tổ chức bảo vệ trẻ em khẳng định.

Kinh hoàng tội ác chặt tay chân trẻ em để hiến tế ở châu Phi - anh 1

Allan Ssembatya, một đứa trẻ ở Uganda, mất tinh hoàn và suýt chết sau khi một thầy lang bắt cóc em. Hắn mở hộp sọ của em bằng dao tông rồi để em chết dần trong vũng máu. May mắn thay, người dân phát hiện vụ hiến tế kịp thời nên Allan sống sót, nhưng vết sẹo vẫn tồn tại trên đầu em Ảnh: Daily Mail

Những kẻ bất lương thường bắt cóc học sinh khi các em rời trường để về nhà hoặc lấy nước cho gia đình. Sau đó chúng chặt tay, chân và lấy tinh hoàn của các em rồi vứt xác vào rừng hoặc công trường xây dựng. Trên thực tế thầy lang không dùng bộ phận cơ thể trẻ em để làm “thần dược” mà dâng chúng cho những linh hồn. Họ khẳng định những linh hồn ra lệnh cho họ thực hiện những cuộc tấn công dã man đối với trẻ em.

Các thầy lang ở Uganda giết hàng trăm trẻ em mỗi năm để phục vụ nhu cầu của giới nhà giàu và những kẻ có địa vị xã hội. Họ dùng chân, tay, tinh hoàn, máu của trẻ em trong các lễ hiến tế. Một bộ phận người giàu và chính trị gia hy vọng những lễ hiến tế như vậy sẽ giúp họ tăng thu nhập và thăng quan. Người ta cũng tin rằng bộ phận cơ thể trẻ em có thể chữa chứng liệt dương và tăng khả năng sinh hoạt tình dục của nam giới.

Kinh hoàng tội ác chặt tay chân trẻ em để hiến tế ở châu Phi - anh 2

Một thầy lang ở Uganda. Ảnh: Daily Mail

Hồi tháng 2, chính phủ Uganda thành lập Chương trình Hành động Quốc gia để ngăn chặn tình trạng giết trẻ em, đồng thời phê chuẩn một luật để kiểm soát những thầy lang. Song những doanh nhân trả tiền cho thầy lang để thực hiện các nghi lễ bệnh hoạn, man rợ hiếm khi ra tòa, bởi thầy lang thường không cung cấp danh tính khách hàng. Sau khi thầy lang lấy tinh hoàn, những bé trai hứng chịu nhiều hậu quả xấu như máu đông, xương trở nên giòn, xương sống nứt. Tổ chức Binoga cảnh báo chính phủ không thể bài trừ nạn hiến tế trẻ em nếu người dân vẫn tin bộ phận cơ thể trẻ em có thể chữa bệnh.

Thế nhưng các nhà hoạt động xã hội khẳng định những vụ giết người vô nghĩa sẽ tiếp tục bởi lòng tham, chứ không phải do truyền thống.

“Đây là tội ác man rợ đối với trẻ em, diễn ra bởi sự mê tín, niềm tin tôn giáo, chiêu trò phù thủy và tình trạng cực nghèo”, Danny Smith, một nhà hoạt động xã hội đang thu thập chứng cứ về tội ác của giới thầy lang đối với trẻ em, khẳng định. Smith nói thêm rằng mọi người dân Uganda đều biết việc các thầy lang giết trẻ em là tình trạng phổ biến và nhiều đứa trẻ mất mạng oan uổng chỉ vì sự mê tín của người lớn. “Thầy cúng và thầy lang luôn tin rằng máu của một đứa trẻ là thứ bùa chú có quyền năng lớn nhất”, anh giải thích.

Xem thêm:

- 'Sứ mệnh thầm lặng' của những chiến binh phơi bày tội ác IS

- Thế giới 'đầu hàng' trước sự tàn độc của IS?

- Ấn Độ: Điều tra vụ chặt đầu để hiến tế cầu mưa

Nguồn Zing News

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.