Kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự suy giảm kể từ khủng hoảng tài chính 2009

(Ngày Nay) - Sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng khi cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn chưa có hồi kết.
Kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự suy giảm kể từ khủng hoảng tài chính 2009

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng 6,5% trong quý 3 năm nay, theo số liệu chính thức công bố hôm thứ Sáu tuần này. Đó là mức tăng trưởng theo quý thấp nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào đầu năm 2009 và thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế là 6,6%.

Nền kinh tế Trung Quốc đã mất đà tăng trưởng trong năm nay sau những nỗ lực của chính phủ để cố gắng kiềm chế mức nợ cao. Ngoài ra, ngành xuất khẩu của nước này cũng chịu những đòn thiệt hại do chính sách thuế mới của chính phủ Mỹ.

Chính quyền Bắc Kinh đã chuyển sang cắt giảm thuế, chi tiêu cơ sở hạ tầng và áp dụng chính sách tiền tệ lỏng lẻo hơn để tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty nghiên cứu Capital Economics, cho biết: “Chúng tôi cho rằng sẽ cần nhiều biện pháp nới lỏng hơn nữa để ổn định sự tăng trưởng”. Ông dự đoán đà suy thoái sẽ giảm dần vào khoảng giữa năm sau.

Thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc đang trong trạng thái bất an vài tháng gần đây bởi những lo ngại về nền kinh tế và tác động của cuộc chiến tranh thương mại.

Ngay sau khi số liệu tăng trưởng đáng thất vọng được công bố, các quan chức kinh tế và tài chính hàng đầu Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực phối hợp hiếm hoi để giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang cho biết trong một tuyên bố rằng sự sụt giảm của thị trường chứng khoán không phản ánh tình trạng của nền kinh tế nước này, theo ông Yi mô tả là "đang tiến về phía trước" một cách ổn định.

Thống đốc Yi nói thêm rằng chính phủ sẽ có nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế. Các bình luận tương tự được đưa ra bởi những người đứng đầu các cơ quan quản lý chứng khoán và ngân hàng của Trung Quốc.

Nỗi lo từ cuộc chiến tranh thương mại

Mặc cho suy thoái, Trung Quốc vẫn đang đi đúng quỹ đạo để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng trong năm 2018 của chính phủ là khoảng 6,5%. Các chuyên gia từ lâu đã nghi ngờ về độ chính xác của dữ liệu kinh tế chính thức của Trung Quốc, chuyển sang các chỉ số khác như sản lượng điện và vận chuyển hàng hóa để có được bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ có khả năng sẽ gây ra tổn thất nặng nề hơn đối với Trung Quốc trong các quý tới.

Chính quyền Trump có kế hoạch tăng mức thuế quan lên khối hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% đến 25% vào cuối năm nay. Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng mở rộng mức thuế quan để có thể "kiểm soát" tất cả hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ.

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 9 năm nay, nhưng các nhà phân tích nói rằng các con số có thể đã được nâng đỡ bởi các công ty đổ xô vào vận chuyển hàng hóa trước khi các mức thuế mới của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng.

Các quan chức Trung Quốc thừa nhận tuần trước rằng khoảng thời gian khó khăn hơn đang chờ đợi ngành xuất khẩu. Và áp lực tiếp theo có thể đến từ việc tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm trong năm tới.

"Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến", Kevin Lai - chuyên gia tại ngân hàng đầu tư Daiwa Capital Markets, cho biết.

Theo CNN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.